Youtuber buôn chuyện…
(Nghề hot...)
Xưa
kia, đi thọc mạch chuyện thiên hạ sẽ bị ghét bỏ và chẳng có xu nào. Ngày nay, youtuber chỉ cần đồn thổi chuyện người
khác cũng có thể túc tắc kiếm tiền…
Youtube là nền tảng trực tuyến (internet) với nội dung xây dựng bằng
hình ảnh video. Youtuber là danh xưng
của những cá nhân đã tạo ra, tải lên mạng với nhiều đề tài học tập, giải trí, khám phá…Và, quả thật là có những người trở
thành đại gia nhờ kiếm được tiền tỷ trên youtube khi sản xuất video có đông đảo
người xem…
Vì
thế, nhiều người nghĩ rằng chỉ cần ngồi một chỗ với chiếc camera để live stream “chém gió” bằng hình ảnh và lời nói là có thể kiếm được cả trăm triệu đồng một tháng
nhờ thói quen tò mò của đám đông...
Không như những nàng Streamer câu view “ảnh nóng” dễ bị phạt vi phạm chính sách cộng đồng, hay như
những gã netizen (năng nổ hoạt động
mạng) thường bị đánh giá khá tiêu cực: Là những kẻ có máu “anh hùng bàn phím”
khoe khoang, hoặc hổ báo cãi vả, mắc bệnh
cải lộn…
Riêng,
muốn làm youtuber (Vlogger) muốn kiếm
tiền lớn, thì phải gầy dựng tên tuổi nổi tiếng? Với Vlog có mục đích gây
“ồn ào” tranh cãi…họ cần có cả một ê-kíp để xây dựng chiến lược, kịch bản dựa
vào nhu cầu “tâm lý đám đông”, biết tùy cơ ứng biến theo hoàn cảnh, thời sự xã
hội. Và, đương nhiên phải có thế lực bảo
hộ hoặc ít nhất cũng có người (luật sư)“bảo vệ” khi bị vạ miệng liên quan đến luật
pháp…
Youtuber
“buôn chuyện” thường lợi dụng khe hở quản lý yếu kém (chính sách vi phạm cộng đồng). Họ
gây sự chú ý trên mạng xã hội với những câu chuyện lạ đời, bí ẩn hoặc live stream phát ngôn dung tục, chửi rủa,
“mách lẻo” đời tư người khác (thường là những người nổi tiếng)…Bởi, những điều bí
mật gián điệp, phi nhân văn đó luôn gây “hấp dẫn” tò mò, kích thích nhóm đố kỵ trong dư luận…nên số lượt view bao giờ cũng cao.
Nếu tạo được một sự kiện “Drama” nào đó thì nguồn thu có thể lên hàng tỷ mỗi tháng (Như vụ drama Bà Hằng, tranh chấp tài sản Vũ Linh hay "đường đến đất Phật" của sư Minh Tuệ)...
Những gã youtuber đi lùng kiếm ăn thường cố tình tạo ra sự kiện... Họ có thể âm mưu (tự chia) phe phái tham gia: tích cực, tiêu cực
và trung dung. Đó, chỉ là
chiến thuật đạo diễn tâm lý chiến "ba phải"(ai cũng đúng), trò chơi cơ hội chia đều cho nhóm cùng
hưởng lợi. Vì vậy, khó có kẻ độc tài muốn độc quyền "truyền thông" thủ lợi...
Và, khi bạn"thích"(like) hay không thích (có view), theo phe này, phe kia là họ (youtuber) đã có thêm tiền (cười). Sự thật, nghề sống "câu view" chẳng quan tâm ý kiến đúng hay sai của bạn (ngây thơ). Vì, có tranh cãi trái chiêu là "không có lẽ phải" duy nhất (văn hóa ích kỷ).
Thời đại công nghệ thông tin đang thống lĩnh xã hội. Có lẽ, chúng ta
phải học cách sống hiểu biết pháp luật, hoặc dựa vào tính nhân văn, đạo lý xã hội, kiến thức khoa
học khi va chạm với một công cụ "văn minh" mới còn rất nhiều rủi ro, cạm bẫy:
Sự thật: "Người mù nghe được âm thanh thảnh thót rất xa...nhưng lại khiếm khuyết vì không
thấy được hình dáng, màu sắc sự thật của cuộc sống”.
P/s: Tuy vậy, trên youtube còn có sự kiểm duyệt nhất định, Còn fecebook hay tiktok không đáng để tranh cãi(?)