Thơ ca và Âm nhạc
(Câu chuyện bè bạn…)
Lời ngỏ:
Đây là bài viết hạn hẹp, nhưng cũng có chút gì đó tham vọng (cười)!
Hạn hẹp? Vì trên blog người ta ngại viết dài. Sợ chuộng lý luận nên thiếu chi tiết!
Vì thế, tôi đành dùng ngôn ngữ "cô đọng" mang theo chút ít gom góp vài điểm luận…
Có chút gì đó là tham vọng? Bởi, hy vọng có thể trả lời những câu
hỏi có ý tìm hiểu, thắc mắc của bạn bè gần xa về mối tương quan thơ ca và âm nhạc hiện đại. Và cũng cố gắng thử suy luận nhẹ nhàng, tránh đi sâu vào các lý thuyết rườm
rà kiểu giáo trình bác học của nhiều tác giả...
Hẵn nhiên, là cũng có ý muốn thân thiện gợi ý cho các bạn trẻ, nên rất chân tình tạm đưa ra những phương pháp luận, phân tích hé mở thử con đường thưởng
thức hay sáng tác liên tưởng giữa thi ca và âm nhạc, trong một đề tài mà người
ta thường đánh giá (cho rằng) là to lớn, sâu xa(!)
Vì vậy, xin hãy xem đây chỉ là lời "bộc bạch" vài kinh nghiệm vô tư của riêng
cá nhân, hơn là lĩnh vực chuyên môn và học thuật.
1. Mở đầu:
Người ta
thường đo chỉ số thông minh ở não bộ con người? Và, thật là may mắn…là không ai có thể
hoàn thiện trí thông minh trên tất cả mọi lĩnh vực (vô nhân thập toàn)! Bởi,
chỉ số thông minh cũng được phân loại khá nhiều: Chỉ số IQ (suy luận), EQ
(cảm xúc), SQ (tâm hồn), CQ (sáng tạo), Chỉ số MQ (đạo đức)…Nghĩa là chúng ta cũng có thể tự đi tìm định luật riêng cho chính mình...
Trong đó, trí tuệ cảm xúc (EQ) thường được xem là nhân tố đem lại hạnh phúc và đức tính vượt qua gian truân cuộc đời! Khả năng cảm xúc là biết yêu thương và cảm thông! Và, dường như ai cũng có sẵn cảm xúc đó từ nguồn cội, miễn là đừng để cuộc sống tự kỷ nuôi dưỡng đố kỵ và hận thù...
2. Nguyên lý:
Với
Tôi, giá trị của âm nhạc và thơ ca là sự thành công ngôn ngữ biểu cảm vừa sâu sắc
tinh tế vừa giản lược, và hiện đại giao lưu không ranh giới vô giới hạn. Vừa là
nghệ thuật giải trí thượng tầng văn minh của xã hội, vừa bình dân giản dị tô đẹp thêm cuộc sống tâm
hồn người! Còn đối với nhân văn, nó cũng thể hiện tính văn hoá của một xã hội, của chính mình hoặc
dẫn dắt đọc giả vào phiêu du cõi tha nhân…
Tất
nhiên, ở đây sẽ không nói về những điều người ta hay rêu rao ca ngợi ảo mộng thần tượng: Đỉnh cao của tư
duy, văn hoá nhân sinh, hoặc tài năng thiên bẩm của một tác giả nào đó. Mà nơi này, tôi chỉ muốn xem nó chỉ là môn trình bày suy nghĩ, cảm
nhận riêng về cách bước đi của một môn nghệ thuật rất phổ thông...
Chưa có một trường lớp nào dạy cho bạn trở thành nhạc sĩ
hay thi sĩ…Mà chỉ có những nhạc viện, trại sáng tác thực tập mở kinh nghiệm, ôn qui tắc cho chúng ta về nhạc lý và kỹ thuật nhạc cụ hay các luật thi thơ mà chúng
ta đã học từ thuở còn cấp 2 phổ thông. Nhưng, hãy nhớ rằng: Công thức học ở trường lớp (thầy cô)
chỉ là lời giới thiệu, nó chừng mực mô phạm và dừng lại ở đó!
Có
lẽ vậy, nên chúng ta không ngạc nhiên khi nhiều thạc sĩ, tiến sĩ văn chương
chưa có tác phẩm nào đăng đàn tác giả, hoặc lưu danh tên tuổi…Bởi, nghệ thuật tiềm
ẩn trong sở thích, nhận thức (năng khiếu) trong sự thông hiểu, sáng tạo của mỗi người. Và, tài năng
nghệ thuật lại thường xuất hiện từ khi còn rất trẻ, khi mà hoài bảo vào đời vẫn còn tràn đầy cảm
xúc và mơ ước…
Tuy vậy, chúng ta phải có nền tảng, bạn cần phải học! Vì hình như mọi thứ
liên quan đến cuộc sống đều có quy luật riêng của nó. Chúng ta cần học những
nguyên lý để không lẫn quẫn và để đi được nhanh hơn, ít nhất là về mặt qui ước
trình bày, trao đổi giao lưu học thuật...
Điều
chúng ta cần suy nghĩ? Là (tại sao?) những người không xuất thân từ trường lớp, lại
luôn thành công về thể hiện tài năng văn chương, âm nhạc, thơ ca (phần lớn)? Có
lẽ, là chí tự học…Họ học từ hiện thực và suy luận. Mà khi học bằng suy luận, người
ta trở nên bền bỉ (nhuần nhuyễn)) gắn kết tác phẩm một cách hồn nhiên. Họ đã tự mình xây dựng tiểu thuyết dựa trên định luật, mà đôi
khi chỉ bằng ngôn ngữ đời thường...
Những
người như thế! Họ thường vượt qua ngưỡng cửa thời gian trong chốc lát và bỏ qua những
rườm rà, cầu kỳ, lý luận sách vở…để tự do thong dong phiêu lưu đến mục đích cuối cùng, nơi chỉ có không gian thênh thang rong chơi nghệ thuật.
3. Qui tắc và suy luận:
Thật
ra, điều đó không lấy gì làm lạ? Khi con người đã tìm ra hàng triệu âm thanh chỉ
gói gọn trong Qui luật chu kỳ lập lại 7 nốt nhạc chính và 5 nốt nhạc phụ
(khoảng cách cung). Hay tìm ra 3 hợp âm (cộng hưởng)chính để suy luận 3 x 7= 21
hợp âm cơ bản. và khi soạn thảo một bản nhạc đơn giản, chỉ cần 3 hợp âm cơ bản
theo qui tắc qui ước lặp lại trên 5 ngón tay(1,4 và 5). Trong khi đó nếu ngồi ở
nhà trường hay học bằng sách vở "thuộc lòng" do quy định thời gian, từng tiết bài để nhớ! Đôi
khi bạn mất đi mấy năm mà vẫn cứ bị quên. Nghĩa là người ta vẫn hơn chúng ta
bằng cách học suy luận.
Thông thường thói quen, người ta hay yêu cầu học sinh học thuộc
lòng bảng cửu chương. Nhưng nếu muốn dạy thêm cách suy luận? Bạn hãy chỉ cách cho đứa
trẻ tìm ra bảng cửu chương bằng các phép "cộng dồn" những con số giống nhau
(cấp số cộng) trước khi học thuộc lòng. Đứa bé có chậm, thì 2h sau nó cũng hoàn
thiện được 8 bản cửu chương cơ bản! Thì trong số đó, sẽ có đứa "tò mò" suy luận được
ngay phép chia, hoặc xa hơn là đã hình thành tư duy suy luận bình phương và căn
thức...
Cũng
theo phương pháp luận đó khi người ta học đàn guita. Chỉ cần biết 7 nốt đầu tiên
trên cần đàn, là bạn có thể biết khoảng cách cung để suy luận hết toàn bộ vị trí
mà không cần phải học ghi nhớ, và còn lại là thói quen (quán tính) sẽ tự động giúp bạn! Vậy, học
chơi đàn trong 7 ngày là lời nói không hoa mỹ và cách điệu chút nào? Hoặc, khi
nhìn một dãy trên bàn phím Piano, Organ…bạn nên tự qui uớc vị trí, chỉ nên nhìn
thấy 2 (cụm) nốt “trắng” và “đen”, thì chắc chắn ở quãng nào, bạn cũng nhấn đúng phím
như bạn muốn.
Thơ cũng
vậy…chỉ có 2 thanh âm “bằng” và “trắc”và niêm luật câu cú thường gói gọn trong 4 câu
thơ. Nếu bạn đem luật mỗi loại thơ ra để so sánh thì sẽ nhận ra Qui luật chung
“trắc” và “bằng”(âm luật)bao giờ cũng cách nhau 1 chữ tạo nên thanh âm khác
nhau để phân nhịp trong câu. Và đồng âm khác câu (niêm luật) tạo nên nhạc điệu.
Đó là điều cơ bản âm nhạc trong thơ! Chính vì vậy, mà chúng ta đã sáng tạo ra nhiều
loại thơ thuần Việt.
Trên thực tế, chúng ta học luật thơ ca hay quy luật âm nhạc có thể sảy ra...chỉ cần
một buổi hoặc vài ngày thảnh thơi suy luận nào đó! Phần còn lại thời gian, là để chúng ta làm
quen cách thưởng thức hay sáng tác.
4. Mở rộng và lý giải:
Luật
thơ, tuy đơn giản hơn là các nốt âm nhạc vì chỉ có 2 thanh âm “bằng” và “trắc”mà
người ta hay gọi là âm luật và niêm luật tạo nên sắc thái nhạc điệu thơ. Nhưng,
cái gì càng giản đơn…luôn khó hơn về mặt diễn cảm nghệ thuật. Nghĩa là cần năng
lực: Sử dụng ngôn ngữ, cách điệu hình tượng, nghĩa từ sao cho thành tác phẩm thi
ca. Nó đòi hỏi nhiều về giá trị nội dung phải mạch lạc, sâu sắc, và bố cục phải rõ
ràng thì người đọc hay xướng(ngâm)mới liên kết trình bày, người nghe mới thưởng
thức được trọn vẹn. Và, đương nhiên khi đến với thơ người ta thường cần óc tưởng tượng, suy tư,
chiêm nghiệm để cảm nhận sâu sắc hơn của tứ thơ.
"Cái
gì cũng có qui luật và đều có liên quan đến toán học..." (Galilei)
Trong thơ ca có âm
luật, niêm luật và thi pháp, trong âm nhạc có cung nhạc, hợp âm và tiết điệu Vì vậy, suy ra thơ ca và âm
nhạc vẫn có mối tương đồng và mục đích giống nhau, sự khác chăng là một bên dùng
bằng ngôn ngữ và bên kia dùng bằng âm thanh.
Vì là Nghệ thuật nên cũng luôn cần sáng
tạo. Nhưng mọi cách sáng tạo nào cũng phải dựa vào qui luật. Vì qui luật không
phải do con người tuỳ tiện đặt ra mà dựa theo định luật cơ bản, điều vốn có của tự
nhiên của cảm xúc, nhất là thơ ca và âm nhạc!
Xét về mặt tiến hoá loài người, thì âm nhạc
có trước thơ ca! Vì âm thanh có trước khi ngôn ngữ loài người ra đời. Nhưng, nếu
xét về mặt cấu trúc, tìm ra qui tắc đưa vào nghệ thuật, thì hình như thơ ca đã
đi trước âm nhạc một khoảng cách tương đối dài(hơn 1000 năm).
Theo lịch sử ghi
nhận, trước đó thơ cổ phong chưa có luật thi thơ. Cho đến đời nhà Đường (618-907)trước
công nguyên mới có luật thơ: Thất ngôn bát cú, ngũ ngôn tứ tuyệt rất nghiêm túc và
chuẩn mực. Và khi sang nước ta được Hàn Thuyên(?) chuyển âm (còn gọi là Hàn
luật)cách đây khoảng 800 năm thời Lý đến thời Trần (thế kỷ 11) dựa theo như
nguyên tắc luật Đường thi: Vần, Đối, Niêm, Luật …Trong khi nền tân
nhạc(qui luật âm nhạc) ca khúc mới được tìm hiểu, du nhập được khoảng 70 năm
nay.
Cái
khó trong Đường thi, là trong 7 chữ (thất ngôn), 8 câu (bát cú) lại buộc phải đầy
đủ và phân biêt: Mở đề, thực(trạng), luận và kết, tất cả phải có bố cục rõ ràng,
chặt chẽ…Đối(câu 3 và 4; 5 và 6) ý tưởng phải cân nhau, đối chữ (tức đối thanh)…nghĩa
là “bằng” phải đối “trắc” và ngược lại trắc phải đối bằng. Trong ý nghĩa này
còn có đối loại của chữ… là phải đặt hai chữ cùng một tự loại để đối với
nhau (danh từ đối với danh từ và động từ với động từ…v.v.).
Trong ngôn
ngữ Việt của chúng ta có tám (8) thanh âm và được chia ra sáu (6) thanh trắc và hai
thanh bằng. Nhưng, nếu đúng âm luật thì thanh “trắc”: Dấu hỏi, dấu ngã, dấu
sắc, dấu nặng vẫn khác “thanh âm”nên có qui định khoảng cách nhất định (trừ từ
luyến, láy…). Thanh “bằng” cũng vậy: Dấu huyền và không dấu, cũng không được lặp
lại gây cảm giác đồng thanh âm, hoặc trong câu nên tránh vần chữ thứ 4 và chữ
cuối. Nghĩa là tránh cả đồng âm, đồng nghĩa trong một bài thơ thì mới đúng yêu
cầu hoàn thiện. Trong âm nhạc viết cho ca khúc tiếng Việt cũng không thể một
nốt nhạc ở vị trí nào đó lại sử dụng chung cho các dấu cùng thanh (Dấu): Ngã,
nặng, sắc…được.
Những
điều này cho ta thấy sự chuẩn mực (hay gò bó) trong qui tắc Đường luật chặt chẽ
thế nào. Và cũng chính vì thế ít có ai hoàn thiện về mọi mặt một bài thơ hoàn thiện “luật đường thi” kể cả các nhà thơ lớn, tên tuổi...
Mãi
đến sau này, văn hoá phương tây xâm nhập, những vần luật và niêm luật của Nho
gia trong thơ ca đã chuyển sang một quan niệm mới và hình thành một phong trào
thơ mới (khoảng năm 1930) vì cho rằng Đường luật quá hẹp hòi cho ý tưởng và cảm xúc
tự nhiên cho trái tim hồn thơ con người(?) Như thế, là dòng thơ mới ra đời để được cảm
nhận từ đại chúng và thanh thoát hơn. Có lẽ nhờ vậy mà luật thơ của xứ mình thay đổi,
sáng tạo để phát triển. Các loại thơ mới bỗng đa dạng, đã thể hiện được
những âu lo, trăn trở, muộn phiền, rạo rực, vội vã…
Tuy
dòng thơ mới đã thắng thế và phát triển hơn thơ cũ rất nhiều! Nhưng không có
nghĩa là khác nhau? Mà dựa đều trên qui luật đã định hình không hề thay đổi của
thanh luật(âm lụât) những điểm nhấn tạo ra âm nhạc nhịp nhàng của dòng thơ. Còn
hiệp vận hay cách vận cũng chỉ là nhạc điệu thay đổi đúng niêm luât…
Ta
sẽ thấy sự bất biến (qui luật) khi thanh “bằng” “trắc”luôn cần một khoảng cách
(cách nhau 1 chữ) mới tạo nên giọng thơ nhịp nhạc! Vì, nếu không như thế? Nó chỉ
là lối văn xuôi tĩnh lặng. Chẳng qua nó có một khoảng cách tự do cho chúng ta
ngơi nghĩ, diễn cảm. Và nhất là khỏi mất công và khó tìm chữ đối, khó chọn vần
gieo.
Ngoài
ra, người ta còn sáng tạo khi chọn khởi động thanh “trắc” “bằng” một số loại
thơ vào chữ thứ 3 của câu thay vì chữ thứ 2 (như song thất lục bát, thơ 7, 8 chữ)
Riêng, thơ Lục bát thì gần hoàn thiện với âm giọng ca dao tiếng Việt hơn khi sử dụng
thanh “bằng”nhịp nhàng vào vần đúng chu kỳ (chữ thứ 6) của mỗi câu.
Trong nguyên lý sáng tạo? Tôi suy nghĩ rằng: Những cách nói “thơ tự do”? Không có nghĩa là tuỳ
tiện thay đổi qui luật “thanh âm”…Bởi ngôn ngữ, âm vực, giọng của người
Việt nhiều thanh âm, thanh sắc. Có phải nhờ đó mà thơ ca của người Việt có
điều kiện, thuận lợi hơn (hoặc hạn chế) về mặt soạn thảo ca từ âm nhạc?
Âm
luật (bằng trắc) trong ca khúc âm nhạc cũng vậy! Nếu nhạc sĩ nào sáng tác "phá
giọng"(âm ngữ (dấu) nhả từ chuẩn mực của ca sĩ, thì nhạc sĩ đó…có lẽ không sáng tác
riêng cho người Vịêt hát (cười)! Vì muốn thưởng thức bài hát chúng ta phải
thuộc (nghe) lời? Nếu như thế (không rõ lời) thì đã tách lệch nhạc và lời, chia ly cảm xúc…
Đó
là chúng ta đang bàn về âm nhạc kèm lời (ca khúc). Nói như thế không có nghĩa
là chúng ta phủ nhận âm nhạc không phải là cầu nối tâm hồn người, mà chỉ mặc
nhiên công nhận hoặc phủ nhận lời và nốt nhạc trong ca khúc ấy, có giá trị hợp
chuẩn hay không. Nếu không? Tốt nhất là nghe nhạc không lời.
Vì
ca khúc chính là cuộc hôn phối giữa thơ ca và âm nhạc. Một cuộc hôn nhân không
đồng điệu, lạc giọng thanh âm sẽ lịm chết từ khi mới bắt đầu. Nghĩa là bài hát
đó gây dị ứng người nghe, khó hiểu, khó nhớ…dễ đi vão quên lãng.
Cũng
vậy, một bài thơ…nếu không có điểm nhấn, rời rạc, đồng thanh hoặc hoặc lạc niêm,
lạc vận, đọc không suông sẻ thì khó nắm bắt nội dung, hoà điệu thơ ca. Tuy
nhiên, thơ khác với âm nhạc một điểm vô cùng quan trọng, chính là ngôn ngữ diễn
cảm và ý tứ sâu sắc, dạt dào sống động. Nhờ những điểm đó mới tạo nên nên giá trị của
một tác phẩm, và người ta sẽ dễ dàng bỏ qua những lỗi lầm nhỏ (luật lệ). Vì, tâm tư người ta đi tìm kiếm hồn thơ chứ không phải chỉ trò chơi dùng chữ lắp ghép, xảo ngữ hô biến thành thơ thẩn...
5. Kết luận:
Một
người viết phê bình văn học…không nghĩa là người ta có khả năng viết được tác
phẩm. Và một người biết thưởng thức nhạc không nhất thiết phải biết qui tắc âm
nhạc.
Nếu không hội đủ kiến thức chung thì khó mà nhận định sự hoàn thiện một tác
phẩm!
Nhưng, cũng thật may và tuyệt vời…là nghệ thuật dành cho tất cả mọi
người, nó không hề có ý định, tiêu chí, ranh giới phân biệt.
P/s: (luận
điểm cá nhân)
Về cảm nhận mỗi người trong thơ ca và âm
nhạc…?
Phần lớn, mọi cá nhân đều phụ thuộc cảm xúc
với nhiều lý do: Ý thích, năng lực, kiến thức và thói quen, kỷ niệm…Nhưng,
những ca khúc và bài thơ giá trị sẽ đáp ứng được cả hai yếu tố: Bài thơ hay
phải có giọng thi ca (âm nhạc), Ca khúc thì phải có ngôn ngữ thi thơ.(sở thích
lại là vấn đề khác).
Vì vậy, không có thước đo chung cho mỗi loại
hình nghệ thuật hay định mốc thời gian.Và, khi đã nói đến nghệ thuật thì mọi thứ
đều có thể “chuyển thể” phù hợp với ngôn ngữ riêng cho mỗi dân tộc, hoặc loại
hình nghệ thuật đó…
Chúng ta dễ xác nhận một điều cơ bản: Thơ
của mỗi dân tộc chứa đựng theo cái hồn “khẩu dụ”của dân tộc đó! Vì, thơ có liên
quan đến phần chủ đạo thanh âm, nhạc tự ngôn ngữ. Như thế, cũng có nghĩa: Sự
dịch thuật, chuyển thể…khó mà đáp ứng trọn vẹn ý tứ hồn thơ, phần lớn còn lại
chỉ là cảm thụ nghĩa và lý lẽ...
Người Việt thường chỉ cảm xúc thi ca Việt hơn
là dòng thơ Châu Âu…Và ngay cả thơ Trung Quốc dù gần gũi ý luật cũng khó mà
đồng ý nghĩa thanh âm ngôn ngữ diễn cảm.
Âm nhạc không hề có ranh giới, luật thơ cũng
vậy! Nhưng, nhạc điệu và lời hát thì lại thể hiện rất rõ sở thích, tâm tình, thể
hiện nhân văn …và ngôn ngữ thơ ca lại quyết định sự biểu cảm giá trị nghệ
thuật, tính cách văn hoá. Vì vậy, nếu ta pha trộn ngôn ngữ thì cũng nên suy
nghĩ, tự kiểm tra lại giá trị tự nhiên, sáng tác chân thật của tác phẩm. Sự
phóng tác cũng thường ví von, lặp lại ý niệm cũ…(trừ mục đích cá nhân)
Nguyên nhân, là chúng ta đã tiếp cận nhiều
nền văn hoá Đông, Tây, Kim, Cổ (đồng nghĩa với nô dịch)một thời gian dài của
lịch sử: Từ “Điển tích”Trung Quốc, “văn hoá” Pháp, cả kiểu cách Nga và lối sống
Mỹ…nên không tránh được tư tưởng cố tình hay vô ý tách rời hoặc dị biệt.
Nhưng hy vọng chúng ta vẫn hiểu rằng: Ngôn
ngữ Việt chưa bao giờ thay đổi thanh sắc. Với mọi thứ đều có thể chuyển thành
tiếng Việt hiện đại thuần tính trong thơ ca và âm nhạc, nếu bạn muốn có tác phẩm
của riêng mình, của dân tộc bạn...
👍
Trả lờiXóa