Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

Niềm tin và số phận?



 Niềm tin và số phận?
(Câu chuyện về định mệnh...)



   Thỉnh thoảng chúng ta cũng thử nói chuyện đời cho qua đêm dài mộng mị (cười)

  Con người không hiếm khi cảm thấy cô đơn? Nhất là bị mất niềm tin vào con người và xã hội... Đương nhiên, cũng có lúc vì rối rắm, bế tắc cuộc sống tự ta đã đánh mất niềm tin vào chính mình! Tuy vậy, nó cũng không có nghĩa tệ hơn những kẻ bị kẻ khác bị dẫn dắt niềm tin vô nghĩa, hụt hẫng...
   
   Bạn có tin vào số mệnh? 

   Một câu hỏi khó phải không? Vì…bất kỳ ai muốn tôn trọng sự thật, can đảm tự chủ và có óc suy luận đều không dám khẳng định một cái gì đó thuộc về số phận lại có thêm cả sự vô thường trong đó! Chưa nói đến những ý niệm liên quan về hệ quả vận mệnh...

   Có thể, rất nhiều lý do chênh lệch phận người khiến ta tin vào số mệnh (tử vi, bói toán)? Hình như, ai cũng thắc mắc muốn biết số phận của mình! Và, tự hỏi đâu là định mệnh của con người? Và xa hơn nữa…để tò mò có hay không tồn tại một thế giới sau cõi chết?

  Lẽ dĩ nhiên, cũng như mọi người! Tôi cũng từng tò mò xem nội dung để cố tìm cách lý giải vận mệnh qua tử vi, cùng nhiều loại phương pháp bói toán khác. Cũng có tham khảo cả những ghi chép hiện tượng khảo sát liên quan đến hồn ma bóng quế, hoặc những tác động bùa ngãi (thư, yếm) hay năng lực đặc biệt, dị thường khác…

  Và, chúng ta đều nhận ra: Phương đông hay phương tây đều có các nhà “chiêm tinh gia” chuyên nghiên cứu, để tìm ra những nhân tố có tác động "phong thủy" liên quan đến vận mệnh, số phận con người? Hoặc sự tồn vong của bản thể bằng những ngày tháng năm sinh hay hiện tượng báo trước từ thế giơí quan, sinh học vũ trụ xung quanh…mà ta có thể tạm gọi đó là “khoa học thống kê” cũng được!
   
  Vì vậy, bạn có quyền tin vào tử vi, bói toán nếu nó đem đến hy vọng hoặc làm thêm phong phú cho trò chơi dự đoán cuộc đời! Miễn là đừng xa rời hiện thực, đánh mất lương tâm, tình cảm đến mức xa rời thực tế...để “chúng nó” tác động xấu, ảnh hưởng vu vơ đến cuộc đời của mình,  chia rẽ phận người! Vì, sách vở (tử vi) suy cho cùng chỉ là sự thống kê liên quan hiện tượng về mặt khảo sát? Những sác suất bói toán, tướng số...so với quyền lực xã hội, định mệnh lịch sử, học vấn, tiền bạc, tài năng đôi khi cũng vô nghĩa(?)

  Đôi khi, có người sinh ra đã có tính khí định sẵn! Còn tướng số? Dù có một phần của cấu trúc sinh học: gene, hóc môn có nói lên một phần tính cách gây nên cá tính định mệnh, nhưng phần lớn ta vẫn hiểu rằng: Mọi việc còn phụ thuộc vào điều kiện văn hóa xã hội, lý do và hoàn cảnh cụ thể nữa…

   Trong thực tế, những vấn đề còn mơ hồ người ta thường biện luận từ “niềm tin”. Trong đó, không thiếu hiện tượng mù mờ từ lời đồn đoán? Mà niềm tin là để nuôi hy vọng. Tuy vậy, khó xác định cái nào có trước? Có thể, muốn có hy vọng người ta sáng tác ra niềm tin(!) Nhưng phần nhiều niềm tin là do hoàn cảnh, thế giới quan (quan niệm, văn hóa) xung quanh gây nhiều trừu tượng tạo thành nếp gấp não bộ …

   Những gì khoa học thực nghiệm không chứng minh thì cũng không có nghĩa là khoa học biện chứng không lý giải được! Rất nhiều người không thấy kiếp trước những vẫn tin ở kiếp sau (hàng trăm lý do). Tử vi có thể dùng để biện luận niềm vui và cũng để an ủi phận người? Còn những người có sở thích soi xét tướng số lại muốn làm thầy phán đoán, thăm dò kẻ đối diện. Nhưng, tâm sinh lý của con người không phải bao giờ cũng đúng? Vì còn bị bộ não chi phối hành động…mà bộ não không phải khi nào cũng độc lập, siêng năng một cách hợp lý? Khoa học lý tính chỉ phân tích đàn ông, đàn bà, Pê đê…nhưng “Gay”hay “Ômôi” thì miễn bàn luận! Vì nó nằm trong bộ não tùy hứng hay lệch lạc của cá nhân nào đó, đôi khi thuộc về tâm lý sinh học điều kiện môi trường, xã hội…

   Chẳng ai phủ nhận niềm tin đôi khi đem lại hạnh phúc cho con người! Nhưng chỉ khi người đó tự lựa chọn theo tâm tình, sở nguyện. Còn nếu như niềm tin được lượm lặt: Do rêu rao vọng ngữ, được khuếch trương hí ngôn trên bề mặt xã hội…thì điều đó thường là sự lộng ngôn, đôi khi thiếu lý trí của những kẻ mắc bệnh ảo tưởng lừa dối bản thân, gian xảo ru đời thiên hạ…

   Ở đời, chúng ta khó học được chữ ngờ…là bởi, chúng ta hay chọn lựa hình thức và bị nhầm lẫn sự bịa đặt ngôn từ? Kẻ gian lận có thể dán mác pha hoc “ngoại cảm”(giác quan thứ 6) …cho mụ “phù thủy”(đồng cốt) phán những lời linh thiêng “tiểu xảo trí não” nhang khói, gió bay. Có người vẫn ngồi trong phòng tối hưởng thụ nghiên cứu “tiềm năng con người” dẫu không hiểu rõ vì sao cái bóng đèn điện hôm nay tắc ngỏm, không sáng? Một xã hội thiếu hiện thực khi cố tình dẫn dắt con người nô lệ bằng những học thuyết cao siêu...thường là nơi lạc hậu chất chứa đầy xảo thuật, dễ nhầm lẫn cả đạo đức và luân lý để thống trị bằng luật lệ…

   Những người theo tôn giáo chính thống sẽ học được chữ “ngờ”…nếu đừng quên rằng: Những nhà hiền triết của nhân loại, nổi tiếng thông thái (như Đức Phật, Yêsu…) chưa bao giờ nói đến định số (số phận)! Dù có nhắc đến linh hồn (Thân trung ấm)…nhưng không hề nói đến chuyện hồn ma lang thang, chọc ghẹo, tham nhũng ở trần gian. Còn những người can đảm họ sẽ tin vào lương tâm luôn thống trị mọi thế giới lẽ phải…
   Chính sự nhập nhòe của tư tưởng hỗn mang nên trong đời sống xã hội, bên quán ven đường…có một câu hỏi: “Con gà hay cái trứng có trước?”. Có người nghĩ đó là câu đố vui nhằm để bắt kẻ khác phải chịu thua trước khi trả lời! Có người nghĩ đó là câu đố cợt đùa đảo lộn nguồn cội, vô nghĩa! Và cũng có người nghĩ xa hơn: Đó là ý triết lý về sự phi lý của thực tế nhận thức của con người luôn xói mòn phủ nhận hiện thực, nên bất chấp tương lai...
   Bạn nghĩ sao? Tôi thì lười vay mươn niềm tin nên đơn giản hóa: “Chuyện đời luôn hấp dẫn vì có sự khác nhau...thường là truyện hài hước (cười)!
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét