Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2019

Mạt pháp (?)

Mạt Pháp (?)



 Lời trần tình:
   Cũng như những câu chuyện thuộc về niềm tin, mọi lý luận chỉ có chừng mực, đôi khi vô nghĩa! Nên entry (bài viết) này đọc xong hãy để “gió cuốn đi” (cười)…

   Hầu như, trên các diễn đàn xã hội…dẫu có tự do ngôn luận, thì đề tài tôn giáo và chính trị vẫn là điều thường bị cấm kị? Và, có thể ngoài lý do tế nhị, còn có những sự thật mà con người tìm cách khuất lấp (chỉ cần ý nghĩa…).
   Nhưng, ở đây với tinh thần cầu thị khi nhìn về đạo (con đường) phật (hiểu biết)…thì đạo phật không còn đơn giản là một tôn giáo (sùng bái giáo chủ)? Nếu xem đức Phật là nhà hiền triết (luân lý nhân sinh) hay nhà tri thức luận (nhân quả vạn vật) thì đều mang tính triết lý để chúng ta có thể mạn đàm như một đề tài khoa học…
   Cũng cần có thiện ý: Đạo phật và các tôn giáo khác chỉ khác nhau về “ý niệm” thế giới quan hình thành sự sống: Sự duyên khởi (nhân duyên) và kinh sáng thế (đấng tạo tác)! Còn nhân sinh quan vẫn tương đồng giáo huấn luật nhân quả…(Luân hồi? Có thể xem là học thuyết vật chất gần như "định luật bảo toàn năng lượng"...) 

  Có lẽ, chính vì xác định những giá trị triết lý: Văn hóa, đạo đức, tư tưởng bình đẳng, hòa bình của đức Phật…mà Liên hiệp quốc thừa nhận nhân vật lịch sử và đã đứng ra tổ chức kỷ niệm hằng niên (từ năm 2000) vào ngày 15/04 âm lịch như một đại lễ quốc tế.

   Nhưng, tại sao người ta vẫn xem (hiện tại) là thời kỳ mạt pháp? Mạt (suy vi, yếu kém) pháp (sự chứng ngộ) là hiện tượng, cách nói về sự suy thoái chánh niệm của phật giáo đồ và có sự lạm dụng của tà giáo hoặc quyền lực thế tục tác động…

   - Theo kinh điển hay giai thoại:
   Chúng ta thường nghe nói: Khi Phật Thích Ca còn tại thế đã xác định rõ ràng đạo của ngài sẽ tự diễn biến (thế gian chấp) qua 3 thời kỳ: Chánh Pháp, Tượng Pháp và Mạt Pháp...nên đã bảo với A-Nan (đại đệ tử) rằng: “Nay, Chánh Pháp sẽ duy trụ năm trăm năm…” Có nghĩa là cách đây 2000 năm chánh pháp không tồn tại nữa, mà đã trở thành Tượng pháp (hình tướng tôn giáo) sẽ dẫn tới tệ sùng bái, nạn cầu cúng mê tín giáo điều khiến cho giáo lý chứng ngộ sẽ dần mạt pháp…

   Câu chuyện trên trùng hợp với định luật “Thành- trụ- hoại- không” trong đạo Phật! Sự sinh diệt cũng ứng với các tra cứu lịch sử, kinh điển: Sau 500 năm đức Phật nhập diệt…thì các vị cao tăng mới họp bàn luận, biên khảo lại kinh -luật- luận (?)… Nhưng, ngày nay giáo lý kinh kệ phần nhiều được giữ nguyên ngôn ngữ cổ bắc phạn (tiếng phạn), nam phạn (Pali) được phiên âm ra Hán-Việt, khiến nhiều người cảm thấy quá đồ sộ, không dễ hiểu…nên cũng có cái gì đó vi diệu và sâu sa hơn (!)

   - Xét thử về tập quán xã hội và điều kiện nhân sinh:
    Có lẽ, với thuyết pháp vô biên và tâm nguyện tùy duyên độ chúng, nên lối hành pháp (tu tập) đã hình thành ra những xu hướng, hệ phái: Đại thừa, tiểu thừa (nam tông, bắc tông), hoặc các tông phái (mật tông, tịnh độ tông, thiền tông) để tạo ra sở ngộ nhiều hình tướng (chân dung) pháp môn quán tưởng về cõi Phật…

   Thực tế, các phương pháp tông phái: Mật tông dành cho người xuất gia (tụng niệm, trì chú…), Tịnh độ tông là pháp môn của nhiều người già (thế giới cực lạc- Phật Adi đà), thiền tông là pháp môn tọa thiền “đốn ngộ” bằng phương pháp tĩnh tâm hay quán tưởng, duy thức…Tuy có vẻ mâu thuẫn (mơ hồ), nhưng thiền (Zen) cũng được nhiều người phương tây thực hành quen thuộc như một phương pháp trị liệu tinh thần, ngơi nghĩ, bình tâm…

   Tuy vậy, có thể phân biệt 4 triết lý chính mà các hành giả thường tu tập: Trí giả, tâm giả, quán giả và thiền giả. Mặc dù, nhiều luận điểm thế gian xuất  người ta vẫn nhận ra điểm chung, tư tưởng hành pháp đạo Phật là lấy tâm từ bi để phát triển trí tuệ…

   Thời kỳ Tượng pháp đã hình thành các tông phái. Riêng, những quốc gia như: Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam đều bị ảnh hưởng truyền bá các pháp môn phật giáo bắc tông (đại thừa) từ Trung Hoa, nên không tránh được sự pha trộn tư tưởng giáo điều phong kiến, quan niệm pháp giới của Khổng, Lão, đạo giáo khác…trong đó có biến tướng “tâm linh” tôn thờ  nhiều vị Phật, bồ tát theo dạng tâm tưởng, truyền thuyết, cổ tích (A di đà, Quán Âm, Đại thế chí, Địa tạng, Phổ hiển…) mặc dù, khoa học khảo cứu chỉ ghi nhận chứng tích tồn tại lịch sử hiện thực của một vị đức phật Thích Ca…

   Lịch sử phật giáo đại thừa (bắc tông) tiếp nhận và phát triển mạnh vào thời Tượng Pháp qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần…đôi khi thành quốc giáo! Sự thăng trầm, suy thoái hay phục hưng của phật giáo thường tùy thuộc sự tồn tại, điều hành quyền lực thế tục. Văn hóa phật giáo vào  Việt Nam gần như hợp nhất “tam giáo đồng nguyên” (Phật, Khổng, Lão). “Tam giáo tổ sư ” đó đã trở thành truyền thống, mà ta dễ dàng phân biệt từ xu hướng văn hóa, tập quán nhân sinh: Miền bắc Phật- đạo giáo- mẫu hệ, Miền trung Phật- nho giáo- ông bà, miền nam Phật- Lão- với nhiều tông phái (nam tông, Cao đài, Hòa Hảo)…

    Sự thật, khi phật pháp cố gắng “dung hòa” với các tín ngưỡng nhân gian, thì cội nguồn giáo luật phần nào đã đồng hóa theo niềm tin tục lụy, chủ thuyết triều đại (liên quan chính trị). Hành trì giác ngộ (trí tuệ) của đức Phật sẽ “nghèo” (mạt) đi…khi bị thay thế cứu khổ bởi phồn hoa hương khói lễ nghĩa, hay đức tin luật lệ giả định (!)

   Nhưng, đó là câu chuyện tư tưởng văn hóa do diễn biến lịch sử đầy phức tạp!
   Sự thật, rất nhiều người có nhận thức luận không xem đạo Phật (con đường hiểu biết) là một tôn giáo! Họ thừa nhận “thế giới quan” (tứ diệu đế) và nhân sinh quan (bát chánh đạo) của đức Phật là triết lý cơ bản của định luật tự nhiên hay con người tạo tác bao gồm vô tình và hữu lý (vô thường&nhân quả) của duyênnghiệp

   Pháp giới có thể tùy biến theo não trạng xã hội, dẫn đến nghi vấn “mạt pháp”? Nhưng triết lý nhân sinh quan đạo phật vốn hiện thực, nên chưa bao giờ thay đổi, mất đi…!
   

2 nhận xét:

  1. Thời mạt pháp này đã được nói đến trong CHÍ TÔN CA ..
    Cat không thuộc nguyên vănm nhưng đại ý
    Thời đại suy đồi của đạo đức, văn hiến và sự thống trị của đồng tiền... Giống hệt như mọi thứ đang xảy ra , bạn à

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất có nhiều sách vở (cá nhân) suy diễn khác nhau...?
      Thật ra chỉ là định luật tự nhiên (xã hội): Thành- trụ- hoại- không
      Còn "suy đồi"đạo đức, "hệ lụy"văn hiến hay đồng tiền"thống trị" là do thời cuộc, giáo dục, quản lý hành pháp xã hội nhân văn...
      @thenhan thì nghĩ (cười)...thời mạt pháp ít nhất đã trãi qua 2000 năm rồi, từ thời tượng pháp (tôn thờ hình tướng)
      Cảm ơn, HAT CAT đã trao đổi thông tin!

      Xóa