Trò chơi bóng đá…
(Câu
chuyện xã hội…)
Nói
một cách phiêu lưu: Đời là một cuộc chơi lớn trong đó có những trò chơi nhỏ…
Đôi khi, sở thích tiêu khiển của con người trở
thành kỹ năng nghệ thuật, hình thành tư duy cuộc sống, quyến rũ nhu cầu xã hội
và tạo ra một phần văn hóa đại chúng…
Theo
thống kê: Bóng đá là môn thể thao phổ biến rộng rãi trên thế giới! Nó là môn
thể thao “vua” phong cấp theo ẩn dụ thu hút được đám đông và bởi sự hoành tráng của
sân thi đấu…nhiều hơn là so sánh về chuyên môn hay giá trị, ý nghĩa tài năng so
với các môn thể thao khác(!)
Cũng có nhiều quan điểm cho rằng nó không hẵn
là môn thể thao thuần túy, khi không sử dụng (vận động) tay? Nhưng, điều người
ta lo ngại quán tính khi thi đấu khó tránh được những tranh chấp xu thế gây va chạm, tình
huống thô bạo kích động tâm lý sẽ dẫn đến cực đoan bạo lực trong sân cỏ và đôi
khi trên cả đường phố…
Xét
về lĩnh vực chuyên môn (nghề nghiệp): Bóng đá là môn thể thao khắc nghiệt, danh
phận không nhiều. Trong quá trình tập luyện thi đấu vận động với cường độ cao,
cầu thủ dễ bị chấn thương tai nạn thể chất, trạng thái thần kinh luôn căng
thẳng, ức chế sinh ra tính cách háo thắng, ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe lâu dài..
Liên
quan tinh thần quốc gia dân tộc? Thi đấu bóng đá có thể đem lại hòa bình hoặc gây
chiến tranh. Lịch sử đã dẫn chứng: “Đội tuyển Bờ Biển Ngà (tây phi) đã giúp
ngăn chặn nguy cơ một cuộc nội chiến tại nước nay vào năm 2005, ngược
lại cũng chính một trận bóng đá đã khởi đầu cho một cuộc chiến với cái tên Chiến tranh bóng đá xảy ra năm 1969 giữa
ElSavador và Honduras.”
Khi
một xã hội đề cao bóng đá, giới "truyền thông thể thao" thường cường điệu hóa thích, mê, yêu, cuồng phủ dụ, ngỡ bóng đá là lý tưởng! Khó
tránh lề lối thương mãi hóa cờ bạc, ru ngủ chính trị phù phiếm (?) Bởi, nếu sự
thật tinh thần thể thao được đề cao, thưởng thức được công bằng một trận đấu
bóng hữu hạn! Chắc, chẳng ai ngu ngơ lấy “màu cờ sắc áo” phó thác cho 11 cầu thủ…ra mà cầu may (cá cược) danh dự quốc gia (!)
Vì, một trận thi đấu thắng hay thua (giai
đoạn) cũng chỉ là dự đoán? Ngoài phụ thuộc năng lực cầu thủ, huấn luyện viên
hoặc nhờ áp lực từ đám đông…thì cũng không ít lý do nhờ vào sự cố may rủi (nếu ngang
tầm)! Còn khi đề cao kỹ thuật cá nhân, chiến lược, đấu pháp và nhất là thể lực…Thì,
lợi thế trong thi đấu bóng đá thường thuộc về các đội bóng người xứ châu Âu to con, nặng kí (hic) !
Có
lẽ, cuộc chơi với đời không phải "thân phận" nào cũng bình đẳng? Và, cũng không
phải trò chơi nào cũng công bằng? Điều quan trọng là chơi và hâm mộ theo nghĩa sao
cho fair-play là…O.K (cười)!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét