Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2021

Sài Gòn thức giấc...

 

Sài gòn thức giấc…

  

 ( Một trong những bức tranh về Sài Gòn của Jean-marc Potlet)

    “Dịch bệnh kéo dài lê thê khiến lòng người hoang vu, đường phố cũng lặng câm nằm nghe mưa nắng…”

   Văn chương bao giờ cũng hay ho, đẹp não nùng…(cười)!

    Đôi khi, nụ cười chỉ làm vơi đi chút muộn phiền, phôi pha bớt cuộc đời lận đận. Ba trăm năm, so với chiều dài đất nước thì Sài Gòn là thành phố đẻ muộn. Tuy vậy, sự khai sinh muộn màng của vùng đất phương nam sông nước đã trãi qua rất nhiều biến cố lịch sử bi hùng…

    Nhìn về quá khứ không xa, trước khi thành phố trở nên nổi tiếng vùng "viễn đông”…gót mòn phiêu du giang hồ của người Việt một thời dừng lại nơi đây, dựng quê hương mới. Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700) là một trong 4 anh em danh tướng (các cháu đời thứ 9 của Nguyễn Trãi) dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu (đàng trong) đã chọn vùng đất Sài Gòn đặt tên hành chính huyện lỵ Tân Bình và chiêu mộ dân phiêu tán từ đất Châu Bố Chính (Quảng Bình) vào lập nghiệp, mở mang bờ cõi “Đất đai mở rộng hơn ngàn dặm, dân số có thêm 4 vạn hộ…”.

    Những người mang tính cách tha phương không đố kỵ, thường có tấm lòng cởi mở. Hình như, ai trần trãi cuộc đời đều biết cách tận hưởng hạnh phúc trong gian nan...

  Đi hết vùng miền nam chúng ta sẽ thấy ở đâu cũng có đền thờ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (Lăng mộ chính của ông ở Lệ Thủy, Quảng Bình) Điều đó có thể nói rằng: Ông thực sự đã thu phục hòa bình với tình yêu thương chân thật đến với mọi sắc tộc (Kmer, Hoa, Việt…) “tối lửa tắt đèn có nhau” kể cả trước đó họ là đối thủ trên chiến trận, lịch sử chân thành không thể xem nhau là kẻ thù mãi...

     Sài Gòn sẽ thức dậy? Trong quá khứ biết bao lần chiến tranh, vận nước điêu linh có thể kéo dài cơn mê trầm luân. Nhưng, thời gian sống vốn hạn định, người Sài Gòn dù ngái ngủ trong mơ cũng chờ tiếng rao ngân nga phồn thực “bánh mì nóng giòn…” quen thuộc đầy cảm xúc tình nhân sinh. 

    Dậy thôi, ngoài kia mưa nắng vẫn qua mau, cuộc tình có đến rồi đi...cũng nhẹ tênh như lòng người đan xen dĩ vãng tiếp đời hiện thực(?)

     Kinh nghiệm (nhận thức) cũng cần thời gian(*). Với tính cách năng động hướng về tương lai? Người trong cuộc dựa vào rủi may vận hạn thời thế, hơn là tin vào định mệnh số phận. Xét về giá trị tồn tại? Thì nội thành Sài Gòn giờ cũng đã có ít nhất (đoán) một triệu người vô tình “hưởng” kháng thể tự nhiên vì phải sống chung trong không gian rủi ro chật hẹp, huống chi còn được ưu tiên chủng vacxine(?) Suy cho cùng, chống dịch là cuộc chiến phải kết thúc trong hòa bình... 

   Sau cơn hoạn nạn người ta sẽ biết cách sống ý nghĩa thêm cho những phận người đã chết, hoặc tự an ủi ai đó đã trở về chốn hư không…

   Dù muốn hay không? Cuộc chiến dịch bệnh (toàn cầu) cũng phải đi theo lịch trình “mở cửa” của thế giới. Không chỉ với công nghệ sản xuất công-nông nghiệp, thương mãi sản phẩm, dịch vụ văn hóa học thuật đang chờ họ, mà còn có cả một nền kinh tế dân sinh vỉa hè nhộn nhịp không bao giờ (không thể) phá sản giữa dòng người xuôi ngược...

   Sài Gòn sẽ tỉnh giấc sớm thôi?!

 


*(quan điểm riêng) Sars-Cov2 nặng hơn không khí, chỉ lây truyền qua giọt bắn, hơi thở…ít có cơ hội lây truyền qua đồ vật và không dễ tồn tại trong thức ăn. Dù vacxine có hay không? Người ta cũng chỉ thực hiện nguyên tắc phòng bệnh bằng khẩu trang và giãn cách người với người (qui định ít nhất 2 mét)… Chống dịch “Phong tỏa” giao thông, “cách ly” xã hội? Phụ thuộc vào điều kiện sinh hoạt và năng lực kỷ trị xã hội! Nếu không? Hậu cần tắc nghẽn, bệnh viện quá tải có thể bị “thiệt hại kép”…nhất là với thành phố có mật độ dân cư đông, nhà sát vách, phòng ốc chật hẹp. Nếu có viruts xâm nhập cộng đồng ở môi trường hạn hẹp, người ta còn phải tìm hướng “giãn cách”(ngược lại với phong tỏa) là  giải tỏa tách rời di tản thông thoáng dân cư…(Vì vậy, những phương pháp nặng về hành chính tập trung đông người, điều không khác gì vi phạm "luật giản cách")


 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét