Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2025

Tết âm lịch...

 

   Tết âm lịch…
 (Câu chuyện xã hội)

   Tết dương lịch đã qua, tết âm lịch đã đến gần...
    Như chúng ta đều biết: Tết âm lịch được tính năm mới theo chu kỳ mùa trăng.
   Tết âm lịch (còn gọi là tết cổ truyền) là một ngày lễ quan trọng nhất trong năm của nhiều quốc gia châu Á bao gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Mông Cổ, Triều Tiên, Bhutan, Nepal, Ấn Độ, Lào, Campuchia, Myanmar…
   Tuy vậy, thời điểm ngày tháng của mỗi dân tộc có khác nhau. Thường, là khi thời vụ kết thúc, hoặc thời tiết chuyển mùa ấm áp vào giữa tháng 2 (khoảng tháng 4 tây lịch). Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Triều Tiên, Bhutan và vài nơi có người gốc hoa thì tổ chức tết đầu năm là 1/1 âm lịch.
  
   Riêng, ở Việt Nam thường gọi là “Tết nguyên đán” (khởi đầu năm mới) được tính theo giờ GMT+7 nên khác với Trung Quốc GMT+8 (23 năm lệch nhau 1 ngày). Và do cách tính lịch “tháng nhuận” nên có lúc trùng, có lúc lệch tháng (trước 1975 ở miền Nam-VNCH vẫn tính theo lịch Trung Hoa).
    Mục đích của “tết” đều có ý niệm giống nhau, chỉ khác nhau về chút hình thức văn hóa “thuần phong, mỹ tục” và nhu cầu tập quán đời sống. Tết (tiết xuân) chúng ta thường lệ từ khi cúng đưa ông táo (bà táo) về trời vào ngày 23 tháng chạp đến ngày mồng 07 tháng giêng năm sau.
   Một số nhà sử học cho rằng nguồn gốc tết cổ truyền Việt nam có từ thế kỷ thứ nhất (sau công nguyên). Theo sự tích “bánh chưng bánh dày”...thì tết đã có trước cả thời kỳ 1000 năm bị bắc thuộc.
 
   Có lẽ, giá trị ý nghĩa của tết không chỉ đánh dấu chu kỳ sản xuất nông nghiệp (nền văn minh lúa nước) mà còn bao gồm văn hóa tập tục, lễ nghi. Mục đích kiêng kỵ trong những ngày tết nhằm giáo dục tình cảm gia đình và cách cư xử phải phép trong cộng đồng xã hội…
  Tử vi bói toán tuổi tác, ngày giờ chỉ là “phép” suy đoán định mệnh, cầu an số phận…Vì, thực tế là ngày giờtháng năm mỗi vị trí địa lý vốn cũng đã khác nhau rồi(!) Và, hiện nay Nhật Bản, Trung quốc và một số nước Đông á không còn thừa nhận 1/1 âm lịch là “nguyên đán” nữa…
 
   Năm nay, tết Ất Tỵ đến sớm hơn so với thời điểm lịch tây (2025) thời tiết vẫn đang giữa đông nên có thể sẽ lạnh hơn trong thời gian vui đón tết, dù mùa đông năm nay ở nước ta có những ngày lạnh không kéo dài(?)
   Không gian tết xưa & nay khá nhiều thay đổi. Thường, là do hiện trạng đời sống tác động vào nỗi vui, buồn (chiến tranh, dịch bệnh, kinh tế bất ổn, xã hội bất an…) khiến hình thức, tâm lý của tết cũng thay đổi theo phận người…
  
  Chỉ có giá trị của tết còn nguyên vẹn: Là khoảng thời gian thiêng liêng, cơ hội sum họp tình cảm cội nguồn. Thời khắc giao thừa có ý nghĩa ngắn ngủi chia tay năm cũ chào năm mới, để mang theo hành trang hy vọng mới vào tương lai mới…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét