Thứ Tư, 17 tháng 11, 2021

Trọc phú...

 

Trọc phú
(Phiếm luận…)
 


  Trọc phú là gì?
  Trong tự điển Wiktionary có định nghĩa “Người giàu có mà dốt nát”…
   Với khái niệm chung (đại ý)? Thì thường, người ta hay xét nét đến hành vi, hiện tượng để gọi tên những kẻ giàu là “Trọc Phú”:
   - Đầu tư những thứ trò chơi giải trí tốn kém mà ngỡ là nghệ thuật…
   - Khoe khoang làm từ thiện nhưng lề lối văn hóa ồn ào, nhân cách lòe loẹt, lời nói thô thiển…
   Về ý nghĩa ngôn từ (văn chương) có vẻ như người ta gọi “trọc phú” là để phân biệt tư cách so với người giàu sang, quí tộc…từ một ý niệm triết lý: “răng tóc là gốc con người” có giá trị thật đi đôi với nguồn gốc, nguyên lý.
 
   Nguyên nhân từ đâu “sinh ra” các trọc phú?
Trong nhân gian có câu: “Học chữ chỉ cần một đời, học ăn cần hai đời, học chơi cần đến ba đời” một mệnh đề hệ nhân quả nói về quá trình phát triển năng lực, nhận thứctâm lý nhân sinh…
 
   Cách đây không lâu (khoảng 20, 30 năm) tất cả đều mang lý lịch “bần cố nông”?
   Vậy mà, hôm nay theo báo cáo Thịnh vượng (Wealth Report) năm 2021…đã có số lượng cá nhân siêu giàu lên hàng trăm. Trong đó có vài người có vốn đâu tư trên sàn chứng khoáng trên 17 tỷ USD. Nhưng, đó mới chỉ là những doanh nhân công khai số liệu…
 
   Sau 1986, khi bãi bỏ cơ chế bao cấp…các xí nghiệp, công ty thay đổi thể thức “tự thu tự chi”, dẫu  vẫn thuộc quyền quản lý nhà nước. Với bộ máy cồng kềnh “biên chế”, chỉ đảm nhận thi công các công trình xây dựng cơ bản, hoặc lĩnh vực khai thác, chế biến tài nguyên cơ sở...nên cũng đủ lục đục tư lợi "cổ phần hóa"dần cũng thành cá nhân. Sự yếu kém quản trị cũng giàu ở chừng mực nào đó...
 
   Và rồi xưa nay vốn “vi thương bất phú”…Họ thường là nhóm người không rõ nghề nghiệp, học vấn nhưng lại biết rằng“Ai giàu ba họ, ai khó ba đời” nay không còn thực tế nữa? Ai muốn làm giàu thực sự, thì phải dựa “quyền" luật pháp hơn là cần vốn liếng. Hoặc muốn tiến đến siêu giàu? Ngoài “lý lịch thân quen” thì phải biết cách tiếp cận nhanh các chính sách (cơ hội) kinh tế, xu hướng thay đổi thể chế (thời thế) chính trị xã hội...
 
  Một đất nước có nhiều người giàu là đáng mừng. Nhưng, siêu giàu quá nhanh (bất chấp lũy kế thời gian) sẽ tạo ra giá trị giả, gây bất ổn xã hội. Thực tế, có vài người trở thành triệu phú ngắn hạn nhờ thay đổi cơ chế trong nước, hay tận dụng được cuộc khủng hoảng (hậu cộng sản) ở đông âu. Và, chẳng phải nghi ngờ sự cộng hưởng ở hai thế lực mạnh trong xã hội “Mẫu số chung là đều thu gom tư bản trong thời kỳ kinh tế chuyển đổi, dựa trên quan hệ với quan chức để có được lợi thế làm giàu."
 
   Nghịch lý…là trong khi các tỷ phú thế giới làm giàu từ các ngành công nghệ cao (internet). Thì giới siêu giàu của chúng ta chỉ làm nghề “bảo thủ” buôn bán đất đai, địa ốc, sắt thép, ô tô, khai thác du lịch nội địa…
   Sự thật, bất động sản chỉ là buôn qua bán lại, không hề có giá trị thực về kinh tế quốc gia! Hoặc nếu làm giàu bằng cách “thu gom” đồng tiền nội địa thì thêm phân hóa giàu nghèo, không thúc đẩy sự phát triển xã hội. Chính vì vậy, cái giàu của họ (hiên tại) không được đánh giá cao và có giá trị quý trọng như kỳ vọng…
 
  Giàu “đột ngột” cũng gây ra nhiều hệ lụy: Từ thói quen tạo ra hành động, tâm lý thể hiện lối sống ỷ lại (đại gia), hoang phí (trọc phú)…khiến thiên hạ dễ hoang mang nhầm lẫn giữa khôn lõi và tài năng. Có thể, từ tính cách thiếu học thức sẽ gây hiệu ứng thị phi xáo trộn xã hội, đôi khi còn làm tổn thương những người lương thiện, có tài năng và giới trí thức…
 
   Tuy nhiên, với nền quản trị xã hội còn “bất cập pháp lý”? Thì mọi sự thay đổi chu kỳ quyền lực rất nhanh, khiến giàu thành nghèo, tù tội là điều khó tránh khỏi. Hiện tượng “phóng lao phải theo lao” luôn là vận hạn khó tránh số phận kẻ khoe giàu và giới tài phiệt...trong thể chế lấy phương châm “ổn định chính trị”(!)
 
  Trong một xã hội nhiễu nhương gía trị thực? Có lẽ, "Nhất nghệ tinh nhất thân vinh" trân trọng nghề nghiệp kiếm sống với bạn bè thân thiện, gia đình đề huề…Vì, thực tế mọi đồng tiền  đều có giới hạn, hãy cảm ơn đời nếu "nhiều tiền" không phải  thứ hạnh phúc duy nhất của bạn! Lúc rảnh rỗi thì lên facebook vui chơi chộp hình khoe bóng, hí hoáy văn chương, làm thơ ru tình cũng được (cười)!
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét