Bolero và Rumba khác nhau như thế nào?
Đó là câu
hỏi dễ trả lời, nhưng khó giải thích về ý nghĩa. Bởi, khi có hai tên gọi (Rumba
và Boleoro) cũng đã khác nhau rồi! Khó giải thích vì nó liên quan đến mục đích cảm
xúc “tiết tấu nghệ thuật âm thanh”(?)
Tuy vậy, bạn có thể chơi (guitar) đệm hát
chung cho bolero & rum ba cũng được. Nhưng, các nhạc công thực
sự tinh tế (nhất là dàn Jazz drum) họ buộc phải phân biệt rõ các tiết tấu với ý
niệm vô cùng khác biệt…
Theo tìm hiểu (thông tin) người ta cho rằng:
Bolero là vũ điệu vương triều của Tây Ban Nha (XVIII), còn Rumpa sau
này (XIX) là giai điệu nhân gian xuất xứ ở Cuba. Thực sự, nghe hầu hết các tiết
tấu rõ trống “tum” (latin jazz) đều có mức độ tương đồng nhịp (4/4): Bolero,
Rumbva, Bossannova, chachacha…
Nhạc điệu Bolero&Rumba đã có một thời huy hoàng (1920-1950) sau đó dần bị thoái trào...
Ở Việt nam? Thường, được quy ước tốc độ tempo: Bolero (60-70), Rumba (75-85), Bossa nova (100-120). Các tiết tấu của Bolero so với Rumba chậm hơn để “kể chuyện tự tình”, âm thanh rải đều và “réo rắc” (chùm liên ba)…khác với Rumba có tiết tấu tự sự rất “dập dìu” (ngắt âm), uyển chuyển hơn. Bossa nova lại dường như là dạng “hình thức” khác của Samba (Braxin), tự do và phóng khoáng tâm tình đa dạng đời sống…
Thực tế, tuỳ theo ý nghĩa cảm nhận và thói
quen sở thích mà chúng ta có thể “trình bày”. Vì, âm nhạc dành cho cả nghệ thuật
lẫn yêu cầu giải trí...Hẵn nhiên, nếu muốn cẩn thận hơn? Tuỳ theo cách “ca sĩ” hát mà biến
chuyển tiết tấu (tuỳ dụng cụ nhạc) có tính kịch bản, ý tứ hoà âm hài hoà(?)
Nhưng,
phải nói rằng: Bolero và Rumba dù bình dân hay quý phái, cũng đều đem đến cho
ta những cảm nhận không gian miệt mài chất ngất đầy tình ái (cười)…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét