Đạo và đời…
(Câu chuyện
âm nhạc)
Có lẽ, loài người đã có tín ngưỡng từ rất lâu…
Nhưng các tôn giáo lớn đã phát triển qua ngàn năm, dần hình thành giáo lý kinh kệ và giáo luật.
Thường, giới luật dành cho các tín đồ tôn giáo, dường như rất giống nhau(?) Bởi, những điều răn và luật lệ (cấm kỵ) đều Không: Nói dối, uống rượu, sát sinh, tà dâm, trộm cắp…Chỉ khác nhau vài quan điểm do điều kiện đời sống và nhu cầu sinh tồn (nghi lễ và ăn chay).
Có lẽ, chính những điều răn dạy cao thượng, giới luật tốt lành, căn bản duy lý hạnh phúc! Với tâm lý con người có xu hướng sống đời sống cộng đồng, sẽ dễ dàng “nhập duyên” đồng tâm, hướng thiện. Vì vậy, rất khó tưởng tượng ra một xã hội không tôn giáo nương tựa...
Do điều kiện lịch sử. Ở Việt
Thực tế, khi Đạo vào Đời: Trong cùng một niềm tin ngưỡng Thiên Chúa-Thượng đế. Người ta cũng lập ra nhiều tôn giáo khác nhau bởi các “sứ giả”, "người truyền tin" (Mosses, Giésu, Muhammad): Do thái giáo, Công Giáo (Cơ đốc, KiTo). Hồi Giáo, Chính thống giáo (Nga), Tin Lành (kháng cách). Ở Việt nam có thêm Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (Cao Đài), Phật giáo Hòa Hảo...Và, ngay trong Đạo Hồi, Đạo Phật cũng chia ra nhiều Dòng phái, Tông phái…
Có lẽ đời đã tạo ra đạo(?) Nhưng, khi Đạo vào Đời sẽ cho ta những hình ảnh thiện lành với đức tính bao dung hơn(!) Nhạc của tôn giáo cũng thường được viết với lời lẽ vị tha, phiêu linh trong một nền nhạc có màu sắc thanh thoát hay trầm mặc…
Vì vậy, thánh ca hay đạo ca? Chắc sẽ khó hát hơn lời ca chuyện tình thế tục…(cười)!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét