Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

"Luật" hiếu thảo...?



“Luật” hiếu thảo…?
(Vu Lan, câu chuyện bè bạn …)

   Giả sử, nếu như không có khẩu hiệu và luật lệ bắt buộc? Thì lòng hiếu thảo vẫn hiện diện và tồn tại…vì đó là tình cảm đời sống tự nhiên của con người! Và đương nhiên, luôn được xem là giá trị đạo đức nhân sinh.
  
   Vừa rồi, ở Trung Quốc có ra luật (1/7/2013): “Con có thể bị kiện nếu không thăm cha mẹ”…?  Mới nghe qua, chắc có người gật gù hưởng ứng! Và cũng có người ngạc nhiên, thấy hơi…kì cục? Bởi lẽ, cái gì mà thuộc về tình cảm thì khó mà gượng ép?

   Phải chăng, hiện tượng trong xã hội đó…có tình trạng cha mẹ thường bị bỏ rơi? Và nếu như thế, thì nguyên nhân từ đâu? Do con cái không còn “xúc cảm lòng hiếu thảo”nữa? hay vì có lý do, hoàn cảnh nào đó nên lỡ…quên?

   Nhưng, dù lý do gì đi nữa…Thì cái luật đó cũng khiến người ta nghĩ: Chỉ là hình thức rêu rao, cao đạo (?). Vì, nó mơ hồ, khó xử và ái ngại…khi cha mẹ đi kiện tụng con cái, lôi chúng nó ra trước toà nhờ “kẻ khác” phân xử? Hic, hổng biết có bao nhiêu bậc làm cha mẹ đủ “can đảm”và lý do chính đáng, để buộc con cái vào cái thủ tục “thăm hỏi” (nhiều nghĩa), để huỷ hoại tình cảm, lu mờ đức hy sinh…làm mất danh dự đứa con mà họ đã từng “thương yêu” như thế?

  Kể cũng khó khăn và khổ sở cho hoàn cảnh của họ: Cha mẹ chỉ có quyền sinh 1 đứa! Và một đứa con đó (dù trai hay gái)…sau này phải chịu trách nhiệm chăm sóc lại cho 2 người già, nuôi gia đình con cái…chưa nói là thêm nghĩa vụ xã hội, công tác nghề nghiệp? Nghĩa là khi đã bước vào “chơi” với đời…người dân xứ đó phải gánh vác nặng nề nhiều trách nhiệm, ngoài bản thân họ…?

   Ngaỳ xưa, xứ Trung Hoa có triết lý phương đông, nằm trong quan niệm về phước-đức: Phước là được nhiều con cháu và ăn ở có đức độ, thì con cái sẽ chăm sóc phụng dưỡng khi về già! Và xét về lý giải gia đình nhiều con, thì cũng có nhiều cơ may chia sẻ được những  khó khăn hơn…

   Luật nào cũng có cái lý? Nhưng, cũng thât là bi đát cho điều “luật một con”…để vài chục năm sau, đành phải thêm cái luật “thăm hỏi”…cho tròn chữ hiếu? Thấy vậy, mới biết những quốc gia khác, người dân có điều kiện và quyền mưu cầu hạnh phúc hơn rất nhiều…

   Ai cũng từng làm con, rồi mới trở thành cha mẹ? Cái luật tạo hoá, nhân sinh luân chuyển trở thành qui trình sinh tồn ơn nghĩa…nó là một định luật tình thương, với hằng số hạnh phúc bất biến…(!)

   Những đứa trẻ sinh ra không có bố mẹ nuôi dưỡng là một bất hạnh lớn! Và người ta e ngại nhất với những đứa con thiếu tình thương cha mẹ…Bởi, do những khoảng trống thiếu thốn xây dựng tình cảm, ơn nghĩa mẫu tử-phụ tử! Điều đó, khó mà thay thế bằng giáo dục, hay luật pháp cưỡng vận, làm thay đổi được tình cảm, tâm tư con người đúng nghĩa?

   Tình thương dành con cái là tình cảm tiềm thức tự nhiên vốn có (không chỉ loài người). Riêng, lòng hiếu thảo…lại cần được vun đắp, trưởng thành từ nơi chốn tình thương sâu sắc của cha mẹ, cộng thêm cả ơn nghĩa! Nếu chỉ dùng luật…chỉ là mối quan hệ nghĩa vụ? Thì làm sao có thể gọi là tình cảm thiêng liêng, riêng tư của con người…

   Lòng hiếu thảo đôi khi được xây dựng và giáo dục…là còn có mục đích thêm nhắc nhở nghĩa vụ làm cha, làm mẹ nữa? Sự trao đổi tình cảm chân-thiện-mỹ luôn có mặt tích cực từ hai phía! Nó không phải là hành động đơn phương, điều kiện, hoàn cảnh, vật chất tính toán…

   Bất kỳ dân tộc, tôn giáo hoặc nhà nước nào cũng ca ngợi lòng hiếu thảo! Vì đơn giản nó là cội nguồn đạo đức, giá trị tình cảm, cùng với ý niệm “gia đình là tế bào của xã hội”! Nếu có cách hiểu khác nhau? Chỉ là khác nhau về lý luận, về cách thể hiện, quan điểm giáo dục riêng? Và cũng vì thế, không loại trừ có những học thuyết, giáo điều, luật lệ...có mục đích lạm dụng tình cảm của con người, để tạo ra những giá trị ảo và sách lược với ý đồ cho sự cực đoan, chinh phục, cai trị khác…

   Hạnh phúc của con người thường nhờ tác động từ gia đình…và gia đình luôn có mối liên kết từ xã hội! Xét cho cùng, nó bắt nguồn từ nghĩa yêu thương, hay nói cho có vẻ triết lý nhân sinh: Yêu thương là lý lẽ cuối cùng (!) Chỉ có điều…bất cứ tình yêu thương nào (kể cả lòng hiếu thảo) cũng có thể trở thành kẻ vị kỷ, hẹp hòi…nếu chúng ta có quyền cho rằng cuộc đời chỉ có vậy!?

   Thường, văn hoá hình thành của một xã hội là do luật lệ, hành pháp…còn tính cách cá nhân phần lớn là do gia đình, hoàn cảnh tạo nên. Văn hoá ứng xử con người thường là do cách cư xử đối tượng tác động? Vì vậy, quan niệm của xã hội hoặc cá nhân rất dễ nhận diện qua lề lối, thói quen hành động…

   Sự đúng, mà nói…pháp luật chỉ nên làm cán cân công lý xã hội, điều hành mối quan hệ bình đẳng (nhân quyền) giữa người với người…hơn là tìm cách biến đổi tạo hoá, thay trời hành đạo, thay mặt diêm vương làm luật? Vì khi, chỉ biết dựa vào phép cộng trừ chắp vá sinh tồn, quyền lực cai quản xã hội…mà không dựa theo các nền tảng khoa học cộng hưởng dân sinh khác? Thì luôn gây biến động, xã hội không ổn định, con người sẽ mất trạng thái cân bằng…

   Lòng hiếu thảo không đơn giản là trách nhiệm, để buộc chúng ta phải ca ngợi? Mà thực ra, ta nên nghĩ đó là món quà sinh nhật cha mẹ tặng cho bạn từ khi ra đời nhận kiếp làm người…
  Và nhờ có lòng hiếu thảo, mà con người thấy được mình là ai? Hiểu được tình cảm chia ly và sum vầy, biết đến nhân nghĩa ước mơ và hạnh phúc.

10 nhận xét:

  1. Cụ Lão nói đại ý... "đời có loạn thì mới sinh ta luật..." Cát thêm : "càng loạn càng lắm luật!"
    Cat không nhớ câu tiếng Việt ... hihi

    Trả lờiXóa
  2. “Con có thể bị kiện nếu không thăm cha mẹ”...nghe tên là thấy xót xa rồi...nước mắt chảy xui nên chẳng cha mẹ nào muốn làm chuyện đó đâu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hic...chắc cái luật này có mục đích khác (?) (Ngân sách an sinh xã hội cho dân gánh thêm ?)

      Xóa
    2. mình đối xử với cha mẹ thế nào sau này con mình sẽ đối xử với mình như vậy ( luật nhân quả )..không tốt với cha mẹ mình thì còn tốt được với ai ?...vấn đề này thuộc về tình cảm, đạo lý ...bất hiếu với cha mẹ sao xứng đáng làm người ?

      Xóa
    3. Ừ...nói "nhân quả" hay "phân tâm học" cũng là hệ quả tất yếu!
      Người không tốt với cha mẹ, anh em...thì cũng không tốt với "em iu" đâu nhé? Cẩn thận nhe Cỏ...(trước khi lấy chồng)

      Xóa
  3. Sư phụ tát tai con cháu hay đang ngồi ai vãn luật ở đời đây ạ ???hì hì ......

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì hì...hổng dám!
      Ai thiếu lòng hiếu thảo, mất hạnh phúc ráng chịu! Còn "Luật" thì do người, đổ thừa cho đời...Cũng tội! (le lưỡi)

      Xóa
  4. Vu Lan về nhìn lại chữ hiếu... nhiều vui mà cũng không ít chuyện buồn anh ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ừ, Vì vui buồn là...vốn liếng sự đời mà (cười an ủi)

      Xóa