Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Thi hay...bỏ thi?



Thi hay...bỏ thi?
  (Câu chuyện suy tư…)

   Đó, là câu hỏi liên quan đến vấn đề: Thi tốt nghiệp trung hoc phổ thông (THPT)…!

   Chuyện giáo dục đã trở thành truyện “dài tập” từ hàng chục năm qua. Và sự tranh luận hoặc bàn cãi liên quan đến giáo dục…là đề tài luôn được mọi người quan tâm?! Vì nó không những liên quan đến cuộc sống, tương lai con cái của họ…Mà còn là thước đo dùng đánh giá thành công hay thất bại của ngành giáo dục? Và đương nhiên, cũng sẽ làm cho các nhà xã hội học có cơ hội suy nghĩ, kiểm chứng quan điểm văn hoá phát biểu, ứng xử… cả về sự phát triển dân trí, lẽ phải đang ở chặn đường nào?

         - Bỏ thi tốt nghiệp THPT với nhiều lý lẽ: Vì không giá trị thực tế (gần như 100% đều tốt nghiệp), tạo áp lực, thêm thời gian nặng nề cho học sinh, tốn kém ngân sách…

   - Không thể bỏ thi…vì: “Bỏ thi chất lượng giáo dục đi xuống”, bỏ thi tốt nghiệp “giáo duc VN sẽ tan rã”, bỏ thi với đồng nghĩa “chạy” điểm…

  Theo dõi những ý kiến “bình luận” của hai quan điểm trên! Người ta nhận thấy người hưởng ứng bỏ thi nhiều hơn. Đây, cũng là thực tế giáo dục mà người ta đang cảm nhận, được so sánh từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp…và hầu như đều cho rằng không đem lại giá trị gì trong thực tiễn! Nó giống như thủ tục “cấp bằng” hời hợt, tốn kém…

   Còn nếu như bỏ thi…thì 12 năm học phổ thông? Vô hình chung lại thiếu nghiêm túc kiểm tra, xem nhẹ kiến thức phổ thông (cấp 3) ? Và nếu như chỉ sử dụng chứng chỉ học trình (học bạ) thì ai đủ bảo đảm là học sinh không bị “đè nặng”(hoặc hời hợt) khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường? Và làm sao đủ lòng tin “trí tuệ công bằng” khi mà vấn nạn: Học “trước”, “chạy” điểm…một loại thói hư phát xuất từ “triết lý đối phó” học vẹt quan điểm xã hội vẫn còn tồn tại (không riêng ngành giáo dục)..?

    Nếu vậy, thì “Thi hay không thi?” Không phải là vấn đề cần bàn bạc…mà nguyên nhân cần kiểm tra ở chỗ: Giá trị giáo trình, phương pháp sư phạm và trung thực thi cử? Nghĩa là căn cơ của chúng chính là: Kiến thức và sự trung thực của ngành giáo dục…!

   Đầu tư vào giáo dục là đầu tư tất cả: Tiền bạc, kiến thức, tâm huyết và nhất là sự công minh…với mục đích thu lãi từ nhân cách trưởng thành nơi con người, giá trị hiệu ích chất xám! Đó là nền tảng cơ bản mưu cầu hạnh phúc và phát triển xã hội cao hơn! Vì vậy, đầu tư càng lớn, càng nghiêm túc thì sẽ thu hoạch lợi nhuận nhân sinh cho gia đình, xã hội càng nhiều…Nếu không? Sẽ lỗ vốn nặng nề về tài sản quốc gia, xã hội và hỗn loạn nhân cách, gia đình…

   Dù đứng ở quan điểm nào? Thì ai cũng nhận ra giáo dục là nền tảng tương lai của xã hội đó! Và khi vấn đề giáo dục còn đang bàn cãi là đang có sai lầm? Có lẽ… do không có triết lý giáo dục nên dễ mắc lỗi về khoa học giáo trình, thiếu lý luận tư cách sư phạm, không có sách lược dài hạn…hoặc mục đích  giáo dục không rõ ràng, không luận cứ? Và sai lầm đó chắc chắn là đành phải dành lại sự độc quyền cho thượng tầng quan chức ngành giáo dục chịu  trách  nhiệm “trăn trở” … (!)


   Thi và bỏ thi? Chắc là… có thể, chỉ là thông tin thăm dò dư luận, hoặc đơn giản là câu chuyện nói cho có vẻ “suy tư”, “dân chủ hoá” tham gia giáo dục? Chứ thật ra: Nguyên tắc tổ chức, sư phạm giáo dục và phương pháp đào tạo thuộc về lĩnh vực chuyên môn, kiến thức tổng hợp khoa học nhân văn-xã hội, luật lệ…Thì lẽ nào? Chỉ là câu chuyện đời thuờng về sở thích cá nhân, kinh nghiệm riêng tư, sự cực đoan tư tưởng, phiến diện thực trạng…qua vài ý kiến cá nhân, hay một số đông, nhóm người quyền lực nào đó?
  
   Khi đã có công bằng trong giáo dục, học vấn, thi cử! Thì khi ấy: Thi hay không thi? Chỉ là chuyện giữa thầy và trò tự suy ngẫm…?

4 nhận xét:

  1. Anh thenhan định đi thi à?
    hihihi...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ủa, HD có tổ chức gieo cầu kén...ha? (le lưỡi)

      Xóa
    2. Gieo cầu mà thấy cả 4 mẹ con vậy ai mà đi ...hihihi

      Xóa
    3. Ủa, vậy cho đậu tốt nghiệp luôn ha? (cảm ơn nhen...hi hi)

      Xóa