Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Sở thích nghe nhạc...?



Sở thích nghe nhạc?
(Câu chuyện bạn bè…)

   Đây là đề tài liên quan đến nghệ thuật?
  Cũng chưa hẵn như thế…nó liên quan đến văn hoá thưởng thức nhiều hơn. Và khi dùng từ “văn hoá” ta có cảm giác như đang đánh giá: Thứ hạng, trình độ…nhưng thực ra, đúng nghĩa văn hoá là dùng cho sự thể hiện: Thói quen, cảm nhận …
    Giá trị mỗi vế đều tương đối, tuỳ mục đích? Vì phần lớn,“văn hoá tâm hồn”con người trong đời sống, xã hội…đều bị kỷ niệm, thói quen tập tính điều hướng, chi phối sở thích, hành động. Chỉ khác một điều là khi: Học vấn nâng cao, mở rộng giao lưu…thì lối hành xử, cách thưởng thức theo xu hướng nghiêng về cảm xúc nghệ thuật tha nhân (công bằng) nhiều hơn…
    Từ sở thích nghe nhạc đang thịnh hành…Người ta có thể đoán được tâm tư tình cảm và văn hoá “thịnh hành” xã hội đó nói lên điều gì? Nằm ở giai đoạn nào của nhận thức (trình độ), tình cảm nhu cầu âm nhạc…
    Chính vì sở thích đa dạng của khán giả nghe nhạc (kể cả nhạc sĩ, ca sĩ), đôi khi rất mơ hồ, do quan niệm quán tính cá nhân, nhóm người…nên rất khó để tìm ngôn ngữ dễ thông cảm để diễn đạt.
    Sự lý giải “Sở thích”có giới hạn, vì có chút ái ngại (cười). Vì thế! Suy nghiệm “hạn hẹp” đi tìm nguyên nhân, chỉ mang tính chất tế nhị, hơn là học thuật phân tích khả năng…Bởi, muốn tránh bớt lối “phê phán”cực đoan, ảo tưởng cái gì thuộc về sở thích, phong trào, định mệnh, thân phận…
   
   Tuy vậy, những nhận xét cũng nên dựa vào sự thật… Điều này, luôn “đụng chạm” đến các tính  tự ái, thói tự tôn: Văn hoá, ý thức hệ, tình cảm cá nhân, vùng miền? Nghĩa là, có thể bị nhầm lẫn là “đả phá”nhất định về cái “tôi”nào đó! Vì vậy…khi bạn đọc bài này! Thì nên đứng vào ở vị trí nghi vấn(?) hoặc chỉ nên làm kẻ hồn nhiên thảnh thơi, thong dong dạo bước rong chơi…xem như nó chỉ là một phương án thử quy hoạch cho đoạn đường “hệ quả” sở thích tự nhiên, về mặt phân tích trên diễn đàn suy luận mà thôi…

        Sự thât, có người thích nghe nhạc và cũng có người chẳng quan tâm nhiều! Nhưng, không ai dám tưởng tưởng ra một xã hội loài người không có hề có âm nhạc?

   Tác dụng âm nhạc người ta đề cập đến rất nhiều…từ mặt khoa học xã hội, cho đến tâm-sinh-lý con người. Nhưng chưa ai (dám) so sánh nó liên quan đến trình độ học vấn, để rồi suy luận ra đẳng cấp nghe nhạc? Bởi, ai cũng có thể biện luận từ sở thích, “gu” nghe nhạc vốn là cảm xúc thật. Và dĩ nhiên, nhu cầu đó chẳng ai nở lòng nào phủ nhận cả…?
  
    Về phương diện Phân-tâm-học”(thói quen, kỷ niệm, tình cảm), hoặc xã-hội-học (môi trường, tập tính, văn hoá) cũng đủ giải thích, thuyết phục những “sở thích”như thế! Nhưng, thành thât mà nói…những giá trị nêu trên, chỉ nằm trên phương diện nhu cầu của cá nhân, nhóm người, cộng đồng nào đó mà thôi…chứ không chứng minh gì về đẳng cấp thưởng thức âm nhac. Có nghĩa là: Sở thích nghe nhạc của nhóm đông người hơn…cũng không thể khẳng định rằng: Thể loại, bài hát đó là đỉnh cao âm nhạc? Nó chỉ thể hiện xu hướng tình cảm, giác quan âm thanh, nhu cầu văn hoá người trong xã hội đó …Ngoài ra, dưới (nếu có) một xã hội thiếu tự do sáng tác, sân chơi nghệ thuật gò ép, kiểm soát…thì tất cả mọi người sống trong môi trường đó thường bị “định hướng” trào lưu sở thích, hơn là ý thức tự đi tìm sở thích!?

   Khoảng cách, quan niệm thưởng thức âm nhạc từ đâu có?
   Chính là sự phân cách địa lý vùng miền, ranh giới môi trường, hoặc do ý thức hệ, tư duy giáo dục? Cũng như chúng ta đã từng bị hoàn cảnh lịch sử, chính trị …vô tình (hoặc cố ý) tạo ra tư tưởng giai cấp: Nhạc “vàng”, nhạc “đỏ” là đã khác biệt “văn hoá thưởng thức” định kiến, thói quen là điều không lấy gì làm ngạc nhiên?

   Khi chưa hoà nhập văn hoá, tâm tình… lý tưởng cảm xúc khác nhau, nên mới có “quy kết” dòng nhạc này “sến”, dòng nhạc kia “trí thức”, nhạc này dùng cho nhà hát “nghệ thuật”, còn nhạc kia dành cho sân khấu “giải trí”. Ngoài ra, sự thay đổi nhanh chóng về bề mặt vật chất, lối sống… một số người “thế hệ” hôm nay ngẫu nhiên phân biệt: “nhạc xưa nhạc nay, nhạc già nhạc trẻ”, là lầm tưởng phân chia “hiện đại”và “cổ hủ”…là một sự từ chối nấc thang học thức, vội vàng ngộ nhận dành cho bất kỳ ai không tìm hiểu về lịch sử, nhân sinh quan hoàn cảnh …thậm chí có khi đó là tác nhân làm thụt lùi, hoặc đảo lộn tiến trình nghệ thuật, kỷ năng âm nhạc Việt…

   Giá trị tác phẩm kinh điển, luôn được đo bằng thời gian tồn tại (!)
   Trong nghệ thuật đỉnh cao kể cả hội hoạ, âm nhạc…đến nay, so với những “thiên tài” của những thế kỷ trước vẫn chưa ai với tới được. Điều đó nói lên thực tế là nghệ thuật hay đẳng cấp tài năng đối với “thế hệ văn minh” gần như không có ý nghĩa gì? Đó là chưa nói nền công nghệ, kỹ thuật ngày nay đã xui khiến con người cầu cạnh, nhờ vả, ỷ lại, lười biếng hơn? Đây, là điều thực dụng suy thoái kỷ năng, cảm xúc con người…mà các nhà khoa học xã hội-nhân sinh đã tiên đoán từ lâu.

    Có thể nói: Sở thích âm nhạc còn phụ thuộc theo tuổi tác (tâm-sinh-lý) thay đổi với thời gian và phần lớn có ý thức (tiến trình) hoặc vô ý thức (điều kiện, hoàn cảnh).
   Nếu như hội hoạ có phân biệt trường phái (hiện thực và trừu tượng) thì âm nhạc cũng chia được nhiều thể loại dành cho nhiều nhu cầu khác nhau. Vì vậy, người ta không thể “hồn nhiên” so sánh hơn thua các thể loại: Nhạc “vàng” nhạc “đỏ”…Nhạc mạnh, nhạc nhẹ…dân ca, tình ca, thánh ca, đạo ca, tâm ca, thiền ca, tục ca…với nhau được? Bởi, nó chẳng có chung mục đích, đối tượng và tâm tình cùng “đơn vị tính”thưởng thức, để mà cộng trừ giá trị khi hiện thực âm nhạc vào đời là khác nhau. Đó là chưa nói có loại nhạc chỉ nghe đơn giản bằng âm thanh,  bằng lý trí hay chỉ là nhịp điệu trái tim?

   Tuy vậy, so với giá trị đẳng cấp văn hoá lịch sự! Thì có thể xác định: Đạo đức, cao thượng, thân thiện hay cực đoan, tầm thường, bệnh hoạn…là điều thực tế dễ phân biệt được! Nên, sở thích nghe nhạc(nào đó) là một phần văn hoá riêng tư, giới hạn cần tôn trọng! Nhưng, không có nghĩa là các lý lẽ điền vào “sở thích”(giới hạn) đều có giá trị tiến bộ, tự hào, đáng được khích lệ…

   Từ nhu cầu âm nhạc! Có thể biết được cá tính, văn hoá, tâm tư nỗi niềm …
   Dẫu có vùng miền, với những triết lý văn hoá thể hiện tình cảm sống khác nhau. Nhưng, hầu như chúng ta (người Việt), thường thích nghe nhạc buồn? Và có thể, giải thích…vì dân ta có chiều dài lịch sử chiến tranh, ly tan, đổ vỡ (hoàn cảnh nhân sinh)…đời sống thiếu thốn sự lựa chọn, ước mơ (tập quán xã hội) (!). Và hình như: Ai chai lỳ cuộc sống thì cũng dễ tổn thương tâm hồn? Điều đó khiến người ta thao thức, gần gũi, cảm thông, nhạy cảm với những bản nhạc buồn hơn…
   Sự đa dạng còn bắt nguồn ở thanh âm, giọng nói…cũng tạo ra sự khác biệt “sở thích” phát âm nhả từ, văn hoá ngôn ngữ: Sắc bén, trầm mặc, ngọt ngào…cũng hình thành quan niệm, tính cách và nhu cầu thói quen thưởng thức. Nhưng, nhìn chung mọi giá trị thực tế đều tuôn chảy vào vùng trũng hoài niệm, ước mơ về tình yêu, hạnh phúc…kể cả khi xây dựng nó bằng những giai điệu, nốt nhạc buồn…miễn là biết “thưởng thức” nỗi buồn (!).

   Tình ca…là thể loại nhạc không ranh giới cho mọi cảm xúc tâm hồn con người  (nói chung)…Vì tình yêu vẫn là ước mơ dễ hiểu, là nhu cầu tự nhiên hạnh phúc đầu tiên và cuối cùng, của hầu hết con người bình thường….

   Âm nhạc “đỉnh cao” chỉ thuộc về học thuật chuyên môn, tư tưởng…chứ chẳng liên quan gì đến giá trị âm nhạc tâm tình cá nhân, hay sở thích cảm xúc. Mỗi ngọn núi đều có đỉnh cao duy nhất của chúng. Các thể loại nhạc cũng có thể như thế. Giai điệu không phải là thể loại, tiết điệu chưa hẵn là giai điệu…và các thuật ngữ đó phần lớn là nói về nhạc nền cho phối khí âm thanh, thể hiện nhạc điệu, tình cảm, tốc độ tính cách…

    Trình độ văn hoá (học vấn) có liên quan gì đến sở thích nghe nhạc?
    Không hẵn như vậy, âm nhạc thuộc về lĩnh vực cảm xúc! Cuộc đời cho bạn bao nhiêu gian nan tâm tình, thì cũng sẽ cho bạn bấy nhiêu cảm xúc để thăng hoa (nếu bạn yêu nhạc)…Chỉ khác nhau: Những người yêu văn học, ngôn ngữ triết lý, thơ ca…họ thường  xem trọng ca từ và cả cách nhả từ, đến tư cách trình diễn, thanh nhạc đúng với nội dung cảm xúc hơn là màu mè…(đối tượng văn hoá).
    Chơi nhạc và thưởng thức nhạc đôi khi không có gì liên quan lẫn nhau, dù kinh nghiệm âm thanh (nhạc cụ) vẫn là điều cần thiết cho một nhạc sĩ. Người nghe nhạc thì có khả năng thính giác nhạy cảm để hình dung, gợi mở ý thức liên quan đến cảm xúc. Tuy nhiên, trình độ nghe nhạc là điều có thật, nhưng không phải so sánh kiểu đẳng cấp văn hoá…
   Khi nói đến nhạc dành cho “giới bình dân” không có nghĩa là phân chia tầng lớp giàu nghèo, sang hèn...mà nhằm chỉ về cá tính, sở thích bản chất chung trên mặt bằng rộng lớn của xã hội. Với lại, đó cũng xu hướng của âm nhạc hiện đại. Ngay cả nhạc tôn giáo thánh ca, phật ca…cũng đã “bước vào đời” để dễ hiện thực gần gũi hơn.

   Ở Việt Nam, không ai phủ nhận... là người dân Sài Gòn có nhu cầu và sở thích âm nhạc lớn, rộng rãi và đa dạng nhất…như tính cách đa văn hoá của họ. Nên nơi đây, mới đáng tin cậy là thước đo sở thích âm nhạc. Thị trường Sài Gòn là nơi nâng đỡ, khuyến khích, nuôi dưỡng âm nhạc, không phân biệt thể loại và xu hướng cũ mới. Chắc chắn quan niệm “giải trí”nghệ thuật của họ khó tính hơn là người ta tưởng…Và, xét về lịch sử âm nhạc, thì người SàiGòn có cơ hội tiếp cận với nền âm nhạc đương đại nhiều hơn, kinh nghiệm và lâu dài qua các thời kỳ thịnh vượng, rực rỡ “tân nhạc” vào thập niên 60-70 thế kỷ trước…
   Thời gian tiếp cận với âm nhạc cũng có khoảng cách nhất định về năng lực, thẩm mỹ, cảm thụ. Và môi trường âm nhạc đa dạng mới được gọi là kiến thức nghe nhạc?!
  Vì vậy, “sở thích nghe loại nhạc” nào…không quan trọng bằng “thích nghe nhạc”để tạo năng khiếu,  tìm ra giá trị riêng các thể loại âm nhạc, để hiểu và để thưởng thức có chiều sâu hơn...
  

6 nhận xét:

  1. NÓI VỀ ÂM NHẠC THÌ CÁT CHẢ HIỂU GÌ.
    NGHE THÌ CHỈ THÍCH NGHE GHITA VÔ THƯỜNG VÀ MỘT SỐ BÀI XƯA XƯA...

    KIẾN THỨC ÂM NHẠC CUA HAT CAT = 0.
    CHỦ NHẬT CHỐ NHÀ CAT Ở VỪA NẮNG ĐƯỢC MỘT THOÁNG . LẠI MƯA.
    CHÚC @ THẾ NHÂN LUÔN MƠ MỘNG XÔI XA!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thơ cũng chính là một thể loại âm nhạc! Có nhiều người mê thơ, hơn mê nhạc...(giống HatCat)
      Sân nhà nào vừa mưa vừa nắng...là "chủ nhà" vừa thương vừa nhớ ai đoá! (cười cười)

      Xóa
  2. Mình rất thích nghe nhạc, có thể nói là mê nghe nữa cơ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ừ...cũng thấy Thanh Thuỷ hoạt động văn nghệ. Nhwng,nghe nói những người mê nhạc cũng hay mê nhiều thứ khác nữa (cười)!

      Xóa
  3. âm nhạc là món ăn tinh thần đóa chú ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ờ...người ta hay nói vậy! (Có "tâm hồn ăn uống",hic...)

      Xóa