Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Tâm hồn nhạc Việt...

Tâm hồn nhạc Việt...
(Niệm khúc...)



   Ngày hôm qua (29-6-2015)...Người ta đưa tiễn một tâm hồn vĩ đại âm nhạc Việt đi vào thiên thu...

   Sở dĩ, Tôi gọi Trần Văn Khê (1921- 2015) là “Tâm hồn vĩ đại”...không phải vì ngưỡng mộ ông là giáo sư, tiến sĩ đầu tiên có học hàm, học vị nổi tiếng của thế giới! Mà để quý giá hơn thế rất nhiều: Bởi ông là một nghệ sĩ tài hoa có bản lĩnh thực hành, khả năng cảm thụ và hội đủ kiến thức làm nền tảng cơ bản phát triển âm nhạc Việt...

   Những nhân tài đất Việt không ít? Nhưng, có tâm hồn trong sáng, trí tuệ như ông không nhiều. Và, may mắn thay cho một dân tộc...vì đã có người cả đời  bỏ công sức đi quảng bá, đóng góp giá trị thiết yếu cho một tài sản văn hóa tinh thần nhân loại...

   Trần Văn Khê và Phạm Duy là hai con người sinh trưởng xa xôi ngoài bắc, trong nam...có xu hướng cổ nhạc và tân nhạc khác nhau? Nhưng, lại có chung cội nguồn đất nước và âm nhạc thấm đẫm tâm hồn Việt. Vì thế, dù cách trở...họ vẫn là đôi người bạn có cùng mạch nguồn Trường ca mẹ Việt Nam* và là bạn tri kỷ cùng đi trên Con đường cái quan* để cùng yêu thương Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi *...

 “ Nhân loại tính nằm trong tính dân tộc” (Trần Văn Khê)...Vì vậy, tân nhạc (7 cung) hay cổ nhạc (5 cung) cũng chỉ là biến thể âm nhạc. Nên, nhạc Phạm Duy dù rất hiện đại, cách tân đến đâu cũng thấp thoáng màu sắc, thang âm, giai điệu cội nguồn dân ca, tâm hồn Việt? Có lẽ, âm nhạc của dân tộc hay của thế giới chính là giá trị toàn diện ở chỗ này!

   Phải chăng? Tài năng và tâm hồn con người luôn luôn được song hành...tự do sáng tạo và có được từ truyền thống sâu xa? Nói đến Trần Văn Khê...không ai không nhớ đến em trai của ông (Trần văn Trạch)! Một tài năng được mệnh danh duy nhất “quái kiệt”...có khả năng thẩm âm, bắt chước phát ra mọi âm thanh loài vật và tiếng động trong không gian...

   Những nhân tài nước Việt đã từng bị xiềng xích, vác gông cùm đi qua lịch sử và đã lưu lạc khắp nơi trên thế giới? Điều đó: Cũng làm cho nhiều người xứ khác biết đến và ngưỡng mộ! Nhưng, cũng khiến cho đất mẹ giờ đây vẫn còn đó nhiều điều suy tư, bao niềm trống vắng...





 (*) Tên tác phẩm và lời nói của Phạm Duy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét