Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Lấy chồng ngoại...

Lấy chồng ngoại…
(Thao thức…)


   Thường ở xứ chúng ta (VN) khi đến với nhau thành chồng vợ? Người ta hay nói đến “duyên số” như là ý niệm của định mệnh, số phận…dù đó là vì tình yêu hay hoàn cảnh!

   Điều đó, có thể hiểu là thuộc tính văn hóa truyền thống cũ ảnh hưởng (nho giáo, tử vi, bói toán) hay là do tư tưởng giới hạn bình đẳng giới, điều kiện hoàn cảnh mưu sinh, hoặc thiếu sự quan tâm về chính sách xã hội, luật pháp…Vì người ta thấy rõ: Sự thật, cuộc đời người phụ nữ Việt thường phụ thuộc vào kinh tế, hạnh phúc đời sống vào chồng con của mình nhiều hơn…  

   Chuyện lấy chồng ngoại trước đây: Thời thuộc Pháp, Mỹ (trước 1975) cũng không ít…dù dư luận cũng có chút phân biệt, nghi kỵ. Nhưng, có thể hiểu được trong điều kiện, môi trường xã hội văn hóa giao lưu rộng mở và phần nhiều đều hiểu nhau qua ngôn ngữ, cá tính, quan niệm tương đồng…

   Nhưng, chuyện lấy chồng ngoại (nước ngoài) những năm gần đây đã trở thành “phong trào”, một hiện tượng “hàng hóa nhân phẩm” gần như cá biệt của các cô dâu người Việt khi thông qua môi giới rao giá. Điều đó, hẵn nhiên có vận may rủi, gặp nhiều bi kịch vì đi ngược lại với nhu cầu, mộng ước bình thường về cơ bản tình yêu, hạnh phúc…khiến cho người trong nước và người bản địa bên kia đều có cái nhìn phân biệt, kỳ thị dù họ không nói ra...  

   Trên phương diện truyền thông? Người ta thường “mổ xẻ” nguyên nhân…rồi đưa ra mỗi cách nhận định riêng, theo quan niệm hoặc kinh nghiệm thực tế của cá nhân nào đó trong vài trường hợp…Và thường là chia ra hai kiểu đối đáp “giao lưu” hoặc phân tích: Gay gắt phê phán (vì trục lợi, mục đích kinh tế) hoặc rộng lượng thông cảm (quyền được hy vọng tìm kiếm tương lại)…

    Nhưng, đó chỉ là ngôn ngữ phục vụ văn hóa thông tin xã hội! Có một thực tế về hoàn cảnh đời sống, tâm lý xã hội dễ hiểu mà họ luôn tìm cách tránh né, hoặc là chỉ “buông thả” theo dòng thời sự mặt nổi một cách tế nhị…Còn dư luận minh triết thì rất rõ ràng và sâu xa hơn nhiều, liên quan đến hoàn cảnh, kiếp nhân sinh, thân phận “nữ nhi” bèo dạt mây trôi…

   Hình như, sự “chịu thương, chịu khó” của phụ nữ Việt…thường lệ thuộc văn hóa tư tưởng xã hội, nên đã tạo ra đức tính hy sinh không hề do dự khi muốn báo hiếu gia đình, bố mẹ? Và, sự báo hiếu (quá khứ) đôi khi cũng đem đến nghĩa bi thương, nó trở thành một gánh nặng tâm lý định mệnh...

   Sự mong muốn “đổi đời” của họ không chỉ ước mơ niềm tin vật chất để sống còn, mà cũng mong muốn tìm kiếm ở một môi trường nào đó để sống tốt hơn (Bình đẳng giới, luật pháp bảo trợ). Một trong 3 lý do trên, cũng đủ cho những người có hoàn cảnh bế tắc, cá tính mạnh…có đủ sức thuyết phục bước lên xe hoa (máy bay) phiêu lưu chân trời mới…Vì, lịch sử cũng đã từng chứng minh: Nhiều người dám liều hy sinh để đi tìm tự do tư tưởng, một lối thoát đời sống…thì cô dâu Việt cũng có thể “sang ngang” cầu may như thế!

   Cũng có người đổ thừa cho “dân trí thấp”, văn hóa thực dụng? Đây, là sự cố tình nhầm lẫn của hệ thống suy luận đơn điệu, cực đoan lũng đoạn (!) Bạn đã có mấy lần sử dụng trí óc thay cho nhu cầu thực tế và có mấy khi lý thuyết trơn tru lại tạo dựng được hình hài cuộc sống vốn phức tạp, giới hạn?

    Trong quá trình phát triển xã hội, dù thể chế nào…thì luật pháp phải đáp ứng thích hợp với xã hội, nhu cầu cuộc sống chung của con người. Nghĩa là dù biện luận kiểu gì…thì cũng phải thừa nhận người dân chính là cơ sở để tạo ra luật pháp nghiêm túc bởi các giá trị tích cực của nó! Nhất là thời đại ngày nay công nghệ thông tin đã toàn cầu hóa, thì khả năng “dân trí” phần nhiều đều phổ thông kiến thức, nhận ra lý lẽ …đương nhiên, là có tầm nhìn thực tế, mở rộng hơn cả những “quan lại” vốn luôn bận rộn đối ngoại, hoặc lẫn quẫn trong phòng với bề bộn hồ sơ đối nội…

   Phải chăng? Phụ nữ bao giờ cũng muốn lấy được người chồng hơn mình (nhất là trí thức sống). Và hiện thực đó…dù qui kết về bản năng hay sự tính toán cũng đều là lẽ tự nhiên! Đó là chưa nói điều khát khao được thừa nhận sự bình đẳng trong gia đình và ngoài xã hội (ít nhất là trên phương diện luật pháp hoặc phong cách, tư tưởng). Để thấy rõ có mấy người đàn ông Việt lấy được vợ ngoại? Và để thấy rằng phụ nữ (nói chung) không có xu hướng cam phận như người ta tưởng…

   Nhu cầu hạnh phúc con người vô cùng và ước mơ không giới hạn. Trong đó, không phải là niềm tin già nua mà là thiên hướng sự đổi mới sức trẻ. Điều gì cũng có giá trị, lý lẽ riêng của chúng? Chỉ có hệ quả là người ta phải (đành) chấp nhận! Xã hội luôn sản sinh ra những cái xấu kèm theo cái tốt. Những thái độ xấu và những hành động tốt luôn luôn song hành (hoặc va chạm) để tạo ra một hiện trạng mới! Và những tư tưởng lạc hậu (văn hóa, kinh tế, chính trị) sẽ trở thành dĩ vãng… 

6 nhận xét:

  1. Ui... Tù mù lắm! Đừng có mà dại , thenhan@ ui. Nếu muốn Lão bà bào giới thiêu cho người có Lý lịch rõ ràng nhá! Đừng lấy chồng ngoại nhá. ( ke ke... Ke ke... CHẠY MẤT DÉP LUÔN!)

    Trả lờiXóa
  2. Lấy chồng ngoại là sao ta , là tuổi cở ông ngoại ha anh ... hihihi ( đi dzìa)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Tình không biên giới"...hỏi tuổi tác chi? ( Hình avatar HD xuân sắc quá nhen)

      Xóa
  3. Làm sui rồi đó anh, hình hôm đi đưa dâu đó ... hihihi

    Trả lờiXóa