Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Tiết...Thanh Minh

Tiết…Thanh Minh.
(Câu chuyện của suy luận…)



   Cứ hằng năm gần đến “tết” Thanh minh là mình phải đón tiếp vài “đoàn” đến quyên góp tiền.  Bởi, mỗi hướng nhà đều có vài ngõ hẻm rẽ cách nhau vài chục mét, nên  nhiều ngã ba “cô hồn”! Tiếc, là cùng hàng xóm gần gũi mà người ta nở chia từng nhóm riêng…và đều muốn dựng rạp, lập bàn hương án, để cúng kiếng…

   Dù sống giữa thành phố…lận đận thi đua với đèn đóm hào nhoáng văn minh sáng chói, vẫn háo hức, bon chen mua sắm khoe thiết bị hiện đại và các khu dân cư hầu như đều được mang tên “tổ dân phố văn hóa”. Nhưng, thiên hạ hình như vẫn âm u miệt mài kinh sử, nên phong tục tập quán vẫn mơ hồ bị câu kinh, sử ký từ những triết lý số phận giáo dục truyền thống xa xôi…khiến ta cũng đành phải chìu lòng đám đông!? (Chỉ mong các cô hồn, người cõi trên xin miễn trừ cho sự có mặt tham dự cúng kiến, hát karaoke, trong không gian chật hẹp nhậu nhẹt ồn ào…)

   Theo lịch sử văn hóa (phong tục, tập quán) thì tiết Thanh Minh là lễ tảo mộ (thăm viếng gia tiên), đạp “cỏ” (thanh) du xuân. Và ở đây, ý nghĩa đạo lý uống nước nhớ nguồn thiêng liêng luôn được đem ra ca ngợi, khỏa lấp khiếm khuyết (nếu có) để xem như là có giáo dục lễ nghĩa, có tâm linh…

     Thường, các nước phương đông như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam…đều ảnh hưởng nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Nhưng, đứng theo góc độ về khoa học lịch sử xã hội…thì phần lớn các tập tục văn hóa truyền thống đều có bóng dáng chính trị (giáo dục) tạo ra văn hóa (tập tính) đó! Vì, khi tìm hiểu ngược về nguồn gốc lễ nghĩa là đều có “dấu ấn” của các triều đại tự biên đạo ra “điển tích”, khiến nó thành trào lưu quần chúng, lâu dần trở thành thói quen (văn hóa) tục lệ…và đa phần người ta chỉ hành động như “xưa bày nên nay làm” hơn là có nhận thức nhân văn nào đó có sự thật vì đâu, giá trị gì …?

   Tuy cùng một ý nghĩa thuần phong mỹ tục! Nhưng, vì mục đích giáo dục lễ nghĩa (hay sự trói buộc) điều đó, có nhiều khác biệt và sự đặc biệt là do con người ở địa phương sắp xếp cho hợp lý, thuận tiện thời gian:
 - Ở Nhật Bản, nhà vua cũng ban sắc lệnh (từ năm 806) tổ chức lễ hội tiết Thanh Minh (3-3 âm lịch). Ngày nay, nó gần như đã là quốc lễ với mùa hoa anh đào nở rộ….
   - Ở Hàn Quốc…thì tiết Trung Thu (15- 8 âm lịch) lại thành quốc lễ. Ý nghĩa của mùa thu dịu mát, trăng tròn trong năm cũng là lý do thuận tiện để sum họp gia đình, lễ tảo mộ, vui chơi…
   - Riêng ở Việt Nam chúng ta…tiết Nguyên Đán có quốc lễ hơn (nghĩ dài ngày) với cùng với mục đích sum họp gia đình, tảo mộ, du xuân…

   Nhiều bài viết cho rằng: Lễ thanh minh xuất phát từ đạo Phật (?). Nhưng, những người hiểu về đạo Phật từ giáo lý căn bản không nghĩ vậy…vì họ đã có đại lễ Vu Lan để thể hiện giá trị tâm linh tình cảm đó! Tuy nhiên, cả 3 miền (Trung-nam-bắc) chúng ta…tuy có cùng cội nguồn tục lệ, nhưng vẫn khác biệt quan niệm khi chảy qua vùng thực tế văn hóa sống để tạo ra nghi thức “định vị” tâm linh, kể cả khi cùng một truyền thống hay trong một ý chí thờ Phật.

  Ở miền bắc vẫn còn ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa cổ đại (thần thánh hóa). Ở miền trung (từ Huế đến Bình Thuận, một phần miền đông nam bộ) lại nặng về Nho giáo (lễ nghĩa). Miền tây nam bộ lại nghiêng về Lão giáo (thực dụng)…nên quan niệm “văn hóa, phong tục” do con người bày ra, vậy là cũng có nhiều cách thể hiện, cư xử khác nhau…

   Nhưng, điều đáng ngạc nhiên: Là đã đã trãi qua nhiều biến động thay đổi lịch sử, văn hóa chính trị, kinh tế, giáo dục. Đến bây giờ, người ta vẫn “bỗng dưng” sợ hãi thiêng về hồn ma bóng quế và kèm theo nó là nhiều hướng, xu thế cực đoan hơn biện hộ cho cái tâm linh (suy nghĩ)? Niềm tin hay tín ngưỡng cũng được bịa đặt thêm ra những nghi thức, lễ hội mới…một cách “cuồng” tín đến mức lạ lẫm hơn xưa! Vì thế, các cụm từ “văn hóa” bây giờ phần nhiều thấy có chút xíu kỳ quặc, ngông nghênh…

   Phần lớn: Hình thức, tục lệ thuần phong mỹ tục được xem có tính giáo dục lề lối kỷ cương gia đạo, lệ vua, phép nước xã hội xưa kia? Nay, nhiều khuôn phép lễ giáo đã trở thành hủ lậu,  lỗi thời so với đời sống văn minh, lịch sự…mà đôi khi, tâm thức còn bị lạm dụng, huyễn hoặc hóa dân trí mông muội. Sự “phát triển” tâm linh sẽ chẳng có giá trị gì về đức dục khi chen lấn tranh dành lòng tin, dựa vào hình thức “hoành tráng” u mê, cầu cúng rườm rà hủ tục…kết quả là chứng minh sự mông muội tư cách thánh thần (?) Vì những người tỉnh trí vẫn hiểu rằng: Chỉ có trí thức, học vấn và chính trị hành pháp nghiêm túc của con người mới cứu rỗi được đạo đức nhân cách, xã hội …

   Người xưa cũng đã từng phán xét “phú quý sính lễ nghĩa”! Quả thật…có tiền mới thể hiện được cái hình thức nổi trội tâm linh. Điều đáng nói là những kẻ có nhiều tiền, rồi ngỡ tiền là phù du…thường vay mượn (hay ngộ nhận) chốn đạo đức thần thánh: Xây dựng chùa chiền lăng tẩm, nhà thờ tổ nghiệp to lớn để ghi danh tên tuổi cá nhân. Điều đó dù luận lý thế nào? tâm linh ơn nghĩa đến đâu …thì cũng lấp ló tư tưởng “tham nhũng” cầu xin, đền ơn danh vọng! Một điều mà những người khiêm tốn, sáng suốt về ý thức giá trị vật chất, nặng về tình thương con người không bao giờ làm…nhất là khi họ được thọ hưởng từ trong xã hội nhân sinh còn chậm kiến thức, bất bình đẳng, nghèo khó (!)

    Phải chăng? Giữa cõi nền văn hóa quá khứ và thế giới văn minh hiện thực vẫn còn khoảng cách khá xa…Nên, bây giờ người ta vẫn cố tìm cách lạm dụng phương tiện “tâm linh” không hình bóng để tránh né  luật vi phạm  giao thông trên tuyến đường khai hóa tiến trình lịch sử…(Hic)


2 nhận xét:

  1. Hay quá, mà bi giờ cái tơ tưởng "cầu được, ước thấy" ...đi chùa thắp cả bó nhang rồi rờ chân phật, rồi xoa lên đầu, rồi lâm râm khấn nguyện còn nhiều lắm lắm...

    Trả lờiXóa