Định kiến
(Câu
chuyện đời thường…)
Chẳng hiểu vì sao? Những người thích nói triết lý thường hỏi kiểu đánh đố “Ta là ai và đời là gì?” Một câu hỏi, mà trẻ em dễ dàng trả lời hơn người lớn (cười)!
Tất cả, đều bắt nguồn từ định kiến?!
Mỗi thân phận, hoàn cảnh, giai đoạn đời người đều có những nhu cầu, sự thích ứng khác nhau! Khái niệm (nhận thức) còn tùy thuộc vào cuộc đời, xã hội xô
đẩy vào khung định kiến …
Con
người, hình như ai cũng có chính kiến
của riêng mình (!) Chính kiến đã giúp họ định hình được cái “tôi” hoặc cái của
“chúng tôi”? Nhưng, xét về mặt tiêu cực với xã hội hòa thuận, thì chỉ
là quan điểm (định kiến) nhìn ngắm giá trị hẹp hòi…
Trong
môi trường giáo dục định kiến xã hội sẽ
có 2 đáp số: Sự thiên kiến bất bình
đẳng (phân biệt đối xử) hoặc trở thành quán tính a dua (sự bế tắt cuối cùng
của bản năng sinh tồn)! Người có định kiến thường cố chấp vào một lẽ phải, một mô
hình chân lý “miễn tranh luận”, để rồi luôn có thành kiến với những gì ngược lại với ý nghĩ của họ!
Định kiến của nguyên nhân? Đôi khi, là vết mòn bị nhiễm sẵn từ thơ ấu, mà
sau này chúng ta ngỡ rằng có sự độc lập suy nghĩ dù đã khôn lớn! Con người luôn
có yếu tố từ hoàn cảnh gia đình và trưởng thành trong một môi trường xã hội nào
đó…nơi đã tạo ra suy nghĩ, thói quen văn hóa (có thể thực dụng cho người này hay mộng
tưởng cho người khác)!
Người có định kiến có thể thành công về một vài lĩnh vực xu thời, xu thế? Nhưng, thường
thất bại về mặt tình cảm, như một thứ hệ lụy khiến tâm hồn bị tật
nguyền! Xét theo tâm lý nhân sinh: Những người bảo thủ định kiến thích khoe khoang quyền lực, giàu có, hiểu biết, học thức, tài năng...thường dễ
bị khiếm khuyết về lòng vị tha, kể cả khi họ có địa vị xã hội, thành nhà hiền
triết hay dẫu là thuộc môn đệ thân cận của Chúa, đệ tử nhu mì của đức Phật đi
nữa…
Định kiến đôi khi là lối mòn kiến thức, là vết hằn của quá khứ bám theo thời
gian khó phai mờ…thế nên các nguyên lý truyền thống thường có sức thuyết phục
với đám đông hơn là cải hóa về hướng tư duy mới. Và, để hiểu vì sao người già
luôn hủ lậu với kinh nghiệm, tuổi trẻ lại sốc nổi bồng bột? Những xã hội chậm phát triển do thiếu vấn đáp khoa
học đều có kẽ hở pháp luật, nên thường bám lấy mưu chước, biện giải tâm linh
cầu số phận thay cho cách cư xử tôn trọng con người dù chỉ là chút lòng tốt tự nhiên (sợ quyền lực, ma
quỷ nhiều hơn sợ sự thật).
Điều
bi ai? Chẳng ai quan tâm mình mắc phải định kiến(!) Có lẽ, chúng ta sợ cô đơn
trong suy nghĩ, nên rủ nhau dựa vào niềm tin người khác hơn là can đảm đặt nghi
vấn? Vì bảo vệ định kiến khiến người
ta trở thành ngoan cố, chia rẽ cảm thông nên khó hòa hợp…Bởi, đường mòn định kiến chốn nguyên thủy thường chỉ có trạm ngụy biện kèm theo các công trình lấp liếm sự thật (?)
Trong
hiện trạng xã hội kim tiền ngày nay, cũng có những thủ thuật học mót kỹ năng
“mềm” đang rêu rao rủ rê vào đời? Dẫu rằng có dựa theo tâm lý nhân sinh, nhưng phần
lớn cũng chỉ là định kiến láu cá…mà
kỹ xảo người đời che đậy bằng sự lọc lừa với những người non dạ, chậm suy nghĩ.
Tuy có kiến thức sinh tồn…nhưng, sự thành công hiện tại cũng sẽ không lớn hơn
sự thất bại ở tương lai (!)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét