Thứ Tư, 5 tháng 6, 2019

Niệm khúc Quy Nhơn...


Niệm khúc Quy Nhơn…

   Giới văn chương thường nói nơi đây là “vùng đất thơ ca”! Còn chúng tôi (thân hữu) thường gọi Quy Nhơn là “Khung trời dấu ái” để nhớ về kỉ niệm khó phai, một thời niên thiếu…

  Thật vậy! Bình Định gần như là nơi hội tụ “tao nhân mặc khách” với những tên tuổi có tác phẩm lớn ghi dấu ấn ra đời của nhiều tác giả: Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Trịnh Công Sơn…không thể nhớ (kể) hết!

  Tôi gần như là người “tha phương”! Đã uống nước sông, gạo chợ và lớn lên ở vùng đất ngỡ là “hao gầy”, nhưng lại rất gần gũi giản dị đến mức "mênh mang niềm nhớ". Có lẽ, văn hóa xứ Nẫu với nhiều chứng tích, sự kiện lịch sử bi hùng đều có sức ảnh hưởng đến suy nghĩ, tâm tư mình? Tôi nghĩ thật may mắn, xin cảm ơn điều đó! Vì, riêng cá nhân tôi vẫn xem Quy Nhơn là “bến đổ giữa dòng đời” phiêu bạt...

  Ở trang blog hạn hẹp này, tôi chỉ nói về những ca khúc âm nhạc có “sắc thái” Quy Nhơn! Vì, gần đây thấy (nghe) người ta vận động sáng tác cho Quy Nhơn rất nhiều, nhưng hình như những tác phẩm mới chỉ như cơn mưa rào tan nhanh…
   Xưa kia, Trịnh Công Sơn cũng có những sáng tác khởi đầu: Dã Tràng, Cát Bụi, Biển Nhớ…(khi đang học sư phạm) Nhưng,  tôi có cảm giác ông ấy chỉ là lữ khách mượn khung cảnh: Bãi cát vàng, đồi núi nghiêng nghiêng hơn là ẩn chứa riêng tâm hồn Quy Nhơn(?)

  Thế nên, tôi rất muốn giới thiệu về “tình khúc Quy Nhơn” với 3 bài hát mà tôi thấy gần gũi, có cảm xúc: “Quy Nhơn mênh mang niềm nhớ” (Ngô Tín); “Quy Nhơn đôi mắt người xưa” (Vũ Thanh) và "Tình ca Quy Nhơn" (Nguyễn Đức Diêu) Nhưng vì chưa xin phép nên ngại download (các bạn có thể tìm trên youtube)...
   Tất nhiên, tôi có biết cả ba người. Nguyễn Đức Diêu chắc cũng tuổi tôi (?). Riêng hai người kia học trên tôi 2 lớp! Anh Ngô Tín và Ngô Trung là anh em sinh đôi, thời tiểu học cũng đã khá nhiều người biết. N/s Ngô Tín sáng tác nhiều nhưng nổi tiếng hơn với cây đàn guitar và tôi cũng thích anh ấy hát bài Quy Nhơn…hơn những ca sĩ khác! Còn anh Vũ Thanh thì bây giờ trong nước ai cũng biết, vì thịnh hành với bài “Đắp mộ cuộc tình”. Họ đều là người chuyên nghiệp…

   Vì vậy, ở đây tôi chỉ tạm giới thiệu thơ, thơ phổ nhạc của Thục Nguyên! Chúng tôi là bạn bè  hàng xóm từ lúc 8 tuổi cùng lớn lên, và cho “B tùy thích sử dụng”. Anh ấy nghiêng về thơ, tôi xuôi về nhạc (cười)…nhưng cũng “thất lạc” đến 37 năm mới gặp lại! Thơ - phổ nhạc của Thục Nguyên được trình bày diễn ngâm khá nhiều trên các diễn đàn, “thơ ca giao hòa” trên đài truyền hình Tp Hồ Chí Minh…
   ( Những video-clip dưới đây tôi chỉ “biên soạn” riêng cho nhóm bạn bè làm ki niệm…) 





Còn tôi, viết về Quy Nhơn theo kiểu lãng tử, với kỷ niệm của riêng mình:





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét