Cứu trợ và từ thiện…
(Câu chuyện xã hội...)
Công tác cứu trợ và việc làm từ thiện có hai khái niệm (ý nghĩa) khác nhau? Về
phương diện tinh thần thì đều có chung mục đích vì tình người…
- Công
tác cứu trợ (thiên tai, dịch họa, chiến tranh) là công việc đòi hỏi chuyên môn hóa,
có hệ thống ban-ngành quốc gia: Phương tiện kỹ thuật, trợ giúp y tế, kỹ năng
cứu hộ, cứu nạn theo nhu cầu khẩn cấp và biện pháp giai đoạn tiếp ứng cần thiết…
- Công việc từ thiện, thường do các tổ chức
phi chính phủ (đoàn thể, tôn giáo hoặc cá nhân) tự thành lập hội đoàn thiện
nguyện (có nguyên tắc) là việc làm thường xuyên, ưu tiên giúp đỡ những người có hoàn cảnh đặc
biệt thiệt thòi trong xã hội (tật nguyền, bệnh tật, điều kiện khó khăn…).
Cả
hai công việc trên (cứu trợ và từ thiện) là công việc đòi hỏi đức tính kiên
nhẫn và sự tế nhị: Giúp đỡ lẫn nhau trong cơn hoạn nạn (cứu trợ) hay chỉ thể
hiện tấm lòng thơm thảo (từ thiện). Tuy vậy, hãy đừng nhầm lẫn nhiệm vụ và
trách nhiệm khác nhau trong công tác cứu
trợ hay từ thiện.
Có một thực tế với những quốc gia nghèo? Vì,
lý do nào đó…ngân sách hạn hẹp, thiếu đầu tư phương tiện, chưa phân công và tổ chức đào tạo được lực
lượng cứu hộ chuyên nghiệp? Người ta, thường vận động “toàn xã hội” để cứu giúp
lẫn nhau…
Điều
đó, sẽ đem lại ý thức đoàn kết cộng đồng. Nhưng, khó tránh được khi phủ nhận
trách nhiệm xã hội, phó thác may rủi!? Một “nhận thức” khó lưỡng toàn, không lấy
gì để tự hào…
Hạnh phúc con người nhờ vào cảm xúc. Công
việc thiện nguyện là niềm vui chung của
thế giới loài người lương thiện. Điều đáng ngưỡng mộ với hành động “tương thân tương
ái”? Ít nhất, sẽ đem lại sự bình yên trong lòng mọi người…
P/s: Bất kỳ nơi đâu? Xứ sở nào được thừa hưởng
thiên nhiên ưu đãi, thì cũng đối mặt với thiên tai…
Từ hàng ngàn năm qua, chúng ta
đối diện với chu kỳ hằng năm bão lũ. Mặc dù, những cơn bão (sức gió) không ảnh
hưởng nhiều với nhà cửa kiên cố ngày nay. Nhưng, tai họa lũ lụt sẽ nguy hiểm hơn
bởi biến đổi khí hậu (nước biển dâng cao hơn), bê tông hóa thành thị...Nước lũ bị cô lập vòng quanh tàn phá địa hình nhấp nhô,
gây lụt lội vùng trũng sản xuất nhà cửa, hoa màu, ruộng lúa…
Sức mạnh của bão (vùng đông
nam á) không đáng sợ bằng hoàn lưu của nó đem theo lượng mưa lớn kéo dài. Thông
tin bão “vào đất liền” thường lấy thời gian “tâm” bão (?). Nhưng thực tế tác hại
của bão phần lớn ảnh hưởng bắt đầu từ phạm vi “hoàn lưu” bão. Tâm bão không đáng
sợ bằng hoàn lưu bão, điều mà người ta dễ nhầm lẫn khi tránh bão (tâm bão yagi
cách 500km đã bắt đầu cuồng phong tàn phá đất liền).
Với công nghệ thông tin (hình ảnh vệ tinh) ai cũng
có thể dễ dàng dự đoán thời tiết. Hoàn lưu bão ở biển đông (tháng 8-9) thường
xoáy chiều ngược kim đồng hồ. Nên, cả những cơn bão xa từ phía đông Philippin cũng
đủ hút “gió mùa tây nam” làm khu vực nam bộ và tây nguyên có (mùa) mưa gió kéo
dài ngày …
👍👍👍
Trả lờiXóa