Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Đàn ông và đàn bà...

Đàn ông và đàn bà...
(trò chơi triết lý...)



   Đời là gì? Ta là ai...
   Đó là câu hỏi khi ta mới sinh ra đời (cười)!
   Còn như...khi đã vần vũ với thời gian, lặn lội theo dòng đời, trần trãi tình người, nhuốm bụi hồng trần (phù)...Ta có thể mượn đỡ giới tính vốn được mặc định trong tự nhiên, để trả lời một câu hỏi tự vấn có điều cắc cớ, gây nhiều rắc rối:

   - Đó chỉ là câu hỏi: Dành cho người nhiễm “thiền” hoặc không rõ giới tính...

   Với câu trả lời trên...sẽ có nhiều người bực bội và cũng có vài người mắt xoe tròn thắc mắc? Thực ra, Tôi thích khám phá những điều lộn xộn nhưng lại thường kết luận gọn gàng:

   - Đời là câu chuyện của đàn ông và đàn bà! Đó là cũng nguyên nhân và kết quả của loài người (ta) sinh ra và tồn tại...
  
   Ai cũng biết truyền thuyết về đàn ông, đàn bà theo sách khải huyền. Còn trong đời sống? Người ta đưa ra những câu châm (chích) ngôn nói lên sự khác biệt như là mô phỏng, hoặc ý tứ “thói hư tật xấu” của mỗi phái. Nhưng, người ta vẫn ca ngợi tình yêu khác giới (dị tính) vì đã làm cho tâm hồn, đời sống được thăng hoa hơn...dù đâu đó người ta vẫn biết “tình là dây oan”. Bởi, trong sự “đố kỵ” cá tính vẫn có qui luật, sức hút âm dương kết hợp sinh tồn, dễ hiểu...

   Chuyện đời chỉ trở nên khó hiểu khi ta không biết mình là ai...mà đâu đó có cả “kiếp đàn ông phận đàn bà”(đồng tính) hoặc hỗn giới (lưỡng tính). Vì Tâm lý nhân sinh thường được xem là định luật tạo hóa, khi chỉ tạo ra luân lý hai giới tính: Đàn ông và đàn bà...chứ không lý giải được giới tính thứ ba (rối loạn định dạng).

   Mặc dù... Từ năm 1973, sau cuộc bỏ phiếu (58%phiếu thuận) Hiệp hội Tâm thần học Mỹ không còn xem đồng tính luyến ái (les, gay) là một bệnh tâm thần nữa. Nhưng, đó là trên tình thần bao dung, thông cảm xã hội, hiến pháp nhân quyền...còn thực tế người ta khó thừa nhận đó là một “lối sống bình thường”. Đối với văn hóa xã hội, gia đình-trẻ em, sức khỏe cộng đồng? Các nhà khoa học vẫn còn có rất nhiều hệ lụy để mà đắn đo, miễn cưỡng...

    Vì “bẩm sinh” (hóc-môn trong giai đoạn bào thai), hoặc do chấn thương tâm lý...qua điều tra, rất ít có hiện tượng tạo nên hệ quả so với yếu tố văn hóa (môi trường và sự dạy dỗ). Trong đó: Con gái thường ảnh hưởng phong trào, con trai ảnh hưởng môi trường... Và vì Tình yêu vốn được ban tặng cho nam và nữ thường được gắn kết trong gia đình, có ước mơ tương lai hạnh phúc của trẻ thơ...khác với xu hướng nghiêng nhiều về tính dục (đồng tính)?

   Sự cởi mở xã hội thời hiện đại, sự tự do đa dạng văn hóa của các thành phố lớn, khiến cá nhân có điều kiện thể hiện “bóng lộ”... tâm lý phong trào, tạo thói quen...nhất là khi nền giáo dục chưa chuyển đổi kịp thời khoa học xã hội, đời sống nhân sinh, không coi trọng nhu cầu tâm-sinh-lý trẻ em, công thức hóa quyền lực phương pháp dạy dỗ...

   Hình như...chúng ta ai cũng luôn bị khuyết điểm chủ quan (định kiến) dù đó là người thông minh đi nữa: Cách đây khoảng gần 40 năm...khi đọc “Đôi mắt trẻ thơ”(còn rao bán nhiều trên mạng) của một nhà giáo dục Liên Xô nổi tiếng (L.T.Gơrigôrian). Trong đó, trình bày phương pháp giáo dục trẻ em (con người) một cách khoa học biện chứng đầy hợp lý, có sức thuyết phục cao! Nhưng...giá trị sự tin tưởng của Tôi chợt vỡ tan chỉ bởi vì trong đó có một câu nhận định “máy móc” về giới tính: “ Trai  gái bắt đầu khác nhau chỉ khi đến tuổi dậy thì...”

   Chỉ dựa vào hình hài hay hóc môn sinh trưởng mà suy ra tâm-sinh-lý? Đôi khi, chỉ còn lại quan niệm...là xa rời một hiện thực “Con gái thích búp bê, con trai thích bóng đá”từ khi còn ở truồng. Một lý thuyêt hay chưa phải là một định luật đúng(!) Điều đơn giản phần lớn thường là điều cơ bản. Công thức hóa giáo dục dạy người thường dẫn đến sai lầm, lệch lạc...

   Đời là gì? Ta là ai...thực ra, là câu hỏi ngờ vực cho một kết luận hoang mang? Cuộc đời có thể là ẩn số riêng mỗi người, thế này...hoặc thế khác? Nhưng, nó luôn trung thực, không hề trừu tượng như bộ não chúng ta đang tưởng...

  

2 nhận xét:

  1. Trả lời
    1. Từ định đề Euclid người ta mới định nghĩa ra ...parabol đó (le lưỡi)!

      Xóa