Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

Học nhạc với guitar (phần cuối)

Học nhạc với guitar ( phần cuối)



   4- Điệu nhạc và tiết tấu với đàn guitar:

   Đây là phần quan trọng nhất! Vì…làm cách nào cho nhạc lý trở thành âm nhạc hiện thực đây? Nên khi đến phần này Tôi cố gắng viết chậm lại! Bởi, thận trọng trong cách diễn giải sao cho ngắn gọn, hợp lý, dễ hiểu…
   Nhưng, các bạn vẫn biết!  Tất cả những gì liên quan đến nghệ thuật như: Văn chương, thơ ca, hội họa, âm nhạc đều mang tính trừu tượng cao. Vì thế (Hic)…diễn đạt tìm ngôn từ chính xác là đều khó mà để có tự tin, hài lòng được!?
   Tuy nhiên, chúng ta vẫn hiểu rằng: Cuộc đời hấp dẫn là nhờ những trò chơi chưa giới hạn! (cười).

   Thường, ta nghe nói đến rất nhiều các điệu nhạc với nhiều tên gọi: Bepop, Fox, Disco, Valse, Boston, Slow, Boléro, Tango, Chachacha, Ballade…v…v…
   Mỗi điệu nhạc thường có tiết tấu khác biệt! Tuy nhiên, hầu hết thường bắt nguồn từ một giai điệu trong nhân gian nào đó mà biến tấu phát triển đến nay (âm nhạc đương đại). Một tiết điệu hình thành? Đôi khi, cũng ngẫu hứng hoặc tự nó biến thể, tượng trưng cho ý tưởng từ âm giai tâm tình, lời ca, nhạc cảnh…và rồi tạo ra một “thuật ngữ” (trừu tượng) đặt tên cho một nhạc điệu nào đó trở thành quy ước để giao lưu, trao đổi trong nghề nghiệp, học thuật chuyên môn...

   Nhưng, dù biến tấu đa dạng thế nào…thì các điệu nhạc cũng chỉ qui ước trong 3 khuôn nhạc nhất định (2/4, 3/4, 4/4)…được lặp đi lặp lại (chu kỳ). Nghĩa là có giới hạn trong khuôn viết cho: 2 nhịp, 3 nhịp hay 4 nhịp…mà biến tấu ra nhiều tiết điệu (âm sắc, trường độ) khác nhau…
   Chính vì vậy, mà có người thực hành dựa vào khuôn nhạc (đếm số nốt và nhịp) và cũng có người chơi theo cảm tính “nguyên thủy” điệu nhạc…tùy thuộc vào sở thích, thói quen, năng lực cảm thụ! Miễn là chính xác trong trường canh, tốc độ của nốt nhạc…
  Thế nên, Bạn ít khi thấy có bản nhạc nào mà nhạc sĩ tác giả ghi rõ yêu cầu “điệu nhạc”? Vì, các nốt nhạc trong khuôn đã tự nói lên điều (điệu) đó! Và họ cũng muốn để bạn thực hiện tự do biến tấu giai điệu theo cảm xúc (nền nhạc phối âm) mà bạn muốn…

   Trước khi thực hành nhạc điệu…tôi mong bạn tránh bớt cách tập “máy móc” theo kiểu đếm số: 1,2,3,4 -2,2,3,4…đều đó sẽ hạn chế cảm xúc (nhận thức) “tư tưởng” về âm nhạc…

   Tôi sẽ trình bày các tiết điệu cơ bản thường dùng cho 3 loại khuôn nhạc:
   1- Các tiết điệu dành cho 2/4:
   Có 3 điệu nhạc cơ bản cho nhịp 2/4. Và sau đây là cách thể hiện giai điệu cơ bản trên dòng kẽ nhạc: (Tôi lựa chọn hợp âm đơn giản…cho đỡ mỏi tay)
+ Fox:

   Điệu Fox (tempo= 120/phút) người ta chơi phân âm bass rất rõ ràng, nhịp đều mạnh. Và có thể biến tấu ra: March, Polka, Paso-double (tăng khuôn, như nhịp điệu quân nhạc)…khi chỉ sử dụng phân âm “Bùm, bum”. Với điệu Country thì đến khuôn thứ 3 mới thay đổi tiết tấu “bùm” nên nghe êm đềm hơn, gần giống như Bepop. Disco cũng có tiết tấu thay đổi qua khuôn…

+ Bepop:

     Điệu Bepop cơ bản (chách chách,chùm) cũng tempo (nhịp đều) 120 nhịp/phút…nhưng nghe êm ả hơn vì âm thanh hợp âm đều, nhẹ nhàng ở “chách” thứ 2 (kỹ thuật thả hay chặn âm) khi chuyển qua âm “chùm” (Chữ “chùm”= phối âm, chữ “bùm, bum”= âm đơn). Bepop là một trong các điệu thịnh hành nhất và nhiều biến tấu trở thành dòng nhạc Pop…
   Khi Bepop…thay đổi tiết tấu (1 chách 2 chùm) là trở thành Swing. Nếu ta thay đổi tempo = 60 nhịp/phút hay tròn khuôn nhịp 4/4 …là trở thành nhạc “chậm buồn” hay giai điệu Ballad (trữ tình, lãng mạn) và có thể chuyển tiết tấu thay cho Slow, blues (bùm, bum)…
   + Surf: (Bạn nên đọc chậm phần này)

  
    Điệu Surf…so với BepopSwing là cách biến tấu thay đổi không gian khác (Chách, bùm bum). Hai phách mạnh đằng sau “bùm bum” tạo ra âm thanh nặng nhẹ, ngắt quãng rõ rệt!
  Và cũng từ Surf…người ta mở rộng thêm khuôn nhạc (thành 4/4) sẽ thêm vài tiết tấu (khoảng nối tiếp) tạo ra ấn tượng có chút khác biệt: bằng cách phối nhẹ (chách):

     Điệu Surf  hòa lẫn hợp âm nghe rất êm đềm…thường viết chuẩn cho dòng nhạc trẻ từ các bài hát của Pháp, thịnh hành từ khoảng thập niên 70 (thế kỷ trước), hay những bài của Lê Hựu Hà, Lê Uyên Phương, Đức Huy…

 Hoặc biến tấu chậm lại và nhấn mạnh (bùm):

   Tiết tấu này chậm, bất ngờ, đầy màu sắc trữ tình…Và người ta cũng chơi búng rãi đều 8 nốt nhạc (hợp âm) trong 4 nhịp, có tiết tấu (Dm): La rế -la fá - la si - la rề…nghe như bước chân đi, lời tự tình…
  
  Có người hỏi Tôi về sự khác nhau thuật ngữ “điệu” Ballad (giới trẻ bây giờ hay dùng) và điệu Slow-Surf ? Thực ra, Ballad… trong giai diệu âm nhạc nhằm quy ước cho một “câu chuyện kể tự tình” thuộc về danh từ chung! Và, âm nhạc hiện tại vẫn thường sử dụng điệu Surf… “lướt sóng”tự do biến tấu đa dạng (như trình bày trên). Vì vậy, “điệu ballad” chỉ là thuật ngữ, thói quen của một nhóm người nào đó…
   Đối với thể thơ xưa (La tinh) thì qui ước: Ballad (Ba-lắc) có nghĩa là loại 2 khổ thơ và một điệp khúc. Còn Ballade (Ba-lát) thêm chữ “e”… là loại 3 khổ thơ và một điệp khúc. Nên khi viết một bản nhạc thường người ta vẫn theo 1 trong 2 qui trình trên. Riêng điệu Ballade ở Việt Nam chúng ta đã sử dụng cho rất nhiều bài hát nói về quê hương như: Gợi nhớ quê hương, Mưa trên phố Huế, Lối về đất mẹ…  

    Và hầu hết, các điệu nhạc viết theo chữ La tinh, thường đọc (phát âm) theo giọng Pháp phiên âm Việt, ví dụ: Surf = Sộp; Boléro = Bolêrô. Hiện nay xã hội đang “hóa” Anh ngữ…nên giới trẻ có thể đọc theo phiên âm tiếng Anh (Mỹ): Surf = Sớt; Bolero = Boloero. Đối với phát âm thực ra không khác nhau nhiều (trại tiếng). Nhưng với tiếng Việt hóa do các dấu (sắc, huyền, hỏi, nặng…) nhấn mạnh…sẽ dễ gây ngộ nhận, lúng túng cho người mới học nhạc hoặc chưa tìm hiểu rõ nguồn gốc. Đúng hay Sai? Chỉ là do lỗi của phương ngữ…

   2- Các tiết điệu dành cho nhịp 3/4:
 
   +Valse:

        
   Điệu Valse trong sáng, nhịp đều, điệu đà, lã lướt...

 + Boston:


      còn điệu Boston thì thâm trầm, tự tình, sâu xa. Điệu Boston nếu thêm 1 nhịp (cùng tiết tấu) sẽ cho ra giai điệu rất là “Ballad” êm dịu 4/4 (khác với điệu Ballade = 2 chùm, 3 chách)!
   Bạn cũng nên biết: Bất kỳ điệu nhạc nào, người ta cũng có thể biến tấu rải từng nốt nhạc (trong hợp âm) như các đàn bàn phím…miễn sao vẫn nằm trong khuông nhạc!

3- Các tiết điệu cơ bản dành cho nhịp 4/4:

   + Slow:

   Điệu Slow (tempo = 60 nhịp/phút) là một tiết điệu dìu dặt và khoan thai. Vì thế có thể biến tấu rất đa dạng nhất là với cây đàn guitar: Từ cách chơi như sóng ào, dồn dập của Slow-rock (Rock = mạnh mẽ) cho đến Slow-Surf (tự tình, suy tư)…và nó còn thuận lợi tập ngón tay điệu nghệ (rãi nốt) tạo ra âm thanh réo rắc, kịch tính, thuận lợi biến tấu ý tưởng cho tất cả các loại điệu nhạc khác …

   + Bolero:

   Điệu Bolero nhịp giống Rumba…nhưng reo rắc như kể chuyện tự tình. Các tiết điệu La tinh đều có những âm điệu gõ trống gần giống nhau (chỉ thay đổi tiết tấu) như: Cha cha cha, Mambo…

   + Tango:


   Điệu Tango có tiết tấu rất rõ ràng…là một giai điệu đặc biệt như nhạc kịch Opera, cá tính, mang phong cách (vũ điệu) mạnh mẽ nhưng sang trọng và quí phái...
   Các tiết điệu có: 2 “chùm” 3 “chách”…cũng được biến tấu thêm các điệu như: Ballade, Habanara…

   Trên đây Tôi chỉ giới thiệu những tiết điệu cơ bản, nhưng cũng gần như là đầy đủ. Bạn có thể tham khảo thêm qua nhiều phương tiện, sách vở, bạn bè…về cụ thể hóa cách chơi phù hợp với sở thích của mình.
  
   Các tiết điệu là linh hồn của âm nhạc (ca khúc)! Vì vậy, Tôi có mấy yêu cầu để cho bạn dễ thành công (kỹ thuật và nghệ thuật) như sau:
    - Các nốt nhạc cần âm thanh rõ ràng, chính xác “phách, nhịp” trong khuôn, chu kỳ điệu nhạc liên kết liên khuôn phải đều tempo…
(Muốn được vậy? Ta phải chơi một cách sôi động, đam mê…nhưng thong thả và từ tốn)
   - Các tiết tấu mạnh nhẹ (to nhỏ) phải hợp lý theo ý đồ, phong cách của giai điệu…
(Muốn thế…ta phải hòa cảm xúc, tâm tình ứng với giai điệu)

  Tiết điệu nào cũng nằm trong nhịp vỗ tay và bài hát nào cũng đưa vào nhạc “liên khúc” được cả. Hãy dùng chân trái mặc định cho “chách”, bàn chân phải “chùm”…nếu được vậy, ta sẽ thoải mái sáng tạo “leat” (tự do), soạn intro (vào nhạc), out (chấm dứt). Và ta có thể ngồi vào dàn trống chơi “vô tư” (cười)…

III/ Phần kết luận
(Thay cho phần “kỹ thuật với đàn guitar”)

      Kỹ thuật và nghệ thuật đối với nhạc cụ chỉ là một…
    Mỗi công cụ đều có những kỹ thuật sử dụng khác nhau và mỗi người thường có sở trường, sở đoản khác nhau, điều này chúng ta không có gì phải bàn luận…

   Đối với các loại đàn phím, âm thanh thường cấu tạo cố định. Còn các loại đàn dùng ngón tay tác động trực tiếp lên dây thanh âm…thường bị phụ thuộc vào kỹ năng, thói quen của bạn nhiều hơn.

   Đàn Piano có lợi thế về âm thanh rõ ràng, cố định. Còn những loại đàn dùng sức gió tác động (phong cầm, kèn, sáo…) có lợi thế về âm thanh chuyển động “xa gần” chuyển giao các nốt nhạc êm hơn. Các loại đàn không phím (Violon, Hạ uy cầm, Độc huyền cầm…) có lợi thế kéo dài âm thanh, uốn lượn giản nốt (vuốt). Vì vậy, mỗi loại nhạc cụ có kỹ thuật điêu luyện khác nhau, nên soạn nhạc phải hợp lý …

  Riêng đàn guitar cho phép chúng ta kết hợp (tương đối) mọi nhu cầu âm thanh đó bằng cách búng, gẩy (tay phải) tạo ra âm thanh và dùng ngón (tay trái) nhấn, luyến, rung, rê, vuốt…tạo thêm ý tưởng, ra “màu sắc”! Nhưng, cũng chính sự “đa năng” quá nên không ít nhiều lúng túng, khó khăn về xác định phương pháp, xu hướng trong quá trình tập luyện…

   Rất hiếm người thành công tất cả những gì mình muốn! Nếu có…chẳng qua là “bí bíp” hoặc sáng tạo “tuyệt chiêu” nào đó? Nhưng, nếu chỉ chơi một bản nhạc (giai điệu) thành công…thì bạn cũng đã chơi được cả trăm bài (cùng thể loại) rồi còn gì? Khi đã “ôm” (cười) đàn…dù hay, dở thế nào? Ta cũng là nghệ sĩ...
 
   Nói những điều trên…là muốn các bạn có khái niệm rõ ràng về cách sử dụng nhạc cụ và gợi ý về thiên hướng “trường phái” riêng của bạn. Vì người ta chỉ có thể chơi “tuyệt vời” thứ mà bản thân mình muốn…
    
   Để chấm dứt cho một bài viết về cách “Học nhạc với đàn guitar”…thay lời chào “good bye” bằng một câu chuyện nhỏ:
   Có một người bạn hỏi tôi:
   - Làm sao để có được tài năng?
   Hơn mười năm sau gặp lại…thấy anh ta vẫn còn bận rộn! Tôi mới nghĩ được câu trả lời:
   - Muốn có danh vọng là tốt! Nhưng, đừng tham danh vọng thì tốt hơn!!

2 nhận xét:

  1. Bài viết thì hay, nhưng phần ký âm thì sai và thiếu, lại không có kèm theo nhạc để nghe, thì sao mà học và hiểu được? Mốt ví dụ về "sai" là vì "chách" mà ghi nốt đen, đáng lẽ là nốt móc kép mới đúng chứ. Mốt ví dụ về "thiếu" là vì thiếu dấu nhấn mạnh ">". Làm ơn sửa lại hoặc kèm theo âm thanh nhé anh Bình.

    Trả lờiXóa
  2. Bây giờ mới thấy và cảm ơn lời còm của bạn...
    Đây chỉ là bài viết (quan niệm cá nhân) cách diễn đạt kiến thức chung. Mỗi người có cách riêng để xử lý tiết tấu không gò bó, miễn là chính xác trương canh bản nhạc (và họ cũng có thể tùy hứng remix theo ý mình)
    - Đã là nhạc lý thuyết nên không dùng âm thanh (không thực tập)
    - "chách" ở phần này là thuật ngữ dùng cho chân nhịp trái (dàn trống jazz)
    - Ở đây tôi viết về lý thuyết âm vực (nhấn hay buông còn tùy vào tiết điệu và nhạc cụ)
    Tôi chỉ cho họ hiểu chung về cách đi vào lý thuyết âm nhạc. Tôi không dạy đàn cho ai (không muốn họ chơi nhạc giống mình) Vì nghệ thuật thì chính họ phải vận động “giang hồ” thì tốt hơn (cười)

    Trả lờiXóa