Già và trẻ
(Câu chuyện gia đình & xã hội…)
Người ta hay nói tuổi trẻ thường “bồng bột,
nông nổi”, còn tuổi gia thì “lẩm cẩm, bảo thủ”...
Tuổi
tác luôn diễn biến theo tâm sinh lý con
người là lẽ tự nhiên…khi người già đã qua thời tuổi trẻ, thì người trẻ cũng sẽ lẩn thẩn bước đến tuổi già (cười)!
Nhưng, những cụm từ trên không có nghĩa là "khủng bố" sai
lầm! Nó bao hàm cả niềm hy vọng và sự cảm thông! Vì, khi xét về trạng từ…chỉ là
diễn tả trạng thái chuyển đổi hình tượng (bồng
bột) & phản ứng thay đổi chiều hướng
(nông-nổi). Và, kinh nghiệm với kỷ niệm quá khứ cũng là hiện thực giá trị về cuộc
đời đã trãi qua…
Tuy
vậy, có một thực tế là người có học vấn và tài năng, họ sẽ vượt qua “tâm sinh lý” thông
thường (nguyên khởi), nhờ dó…mới thấy con người là loài thông minh(!) Thế nên,
tuổi tác không phải là cơ sở để đánh giá kiến thức về một người nào đó.
Trong
thời đại ngày nay, sự phát triển nhanh của khoa học, kinh tế xã hội buộc thay
đổi thì văn hóa, quản trị xã hội cũng phải đổi thay! Nhu cầu “cách mạng” tư duy
xã hội có thể có nhiều khoảng cách khác biệt…
Sự
thật, tài năng và trí thức thường có sức sống vươn lên khi tuổi còn trẻ (thực
ra, họ đã kế thừa). Nếu biết tôn trọng tư duy mới, người ta sẽ nhận ra tuổi trẻ
chính là hình bóng tương lai đất nước….
Đừng
lo, dù khoa học phát triển đến đâu thì tính nhân văn (bản thể hồn nhiên) cũng
không hề thay đổi, những đứa con dù thành đạt đến đâu cũng khao khát yêu thương
về cội nguồn. Khi con người bao dung tư tưởng, học vấn sẽ được khai phóng, xã
hội sẽ văn minh hơn…
Tuy
vậy, khi còn trẻ tuổi hãy cố hiểu rằng: “Mục
đích của đời sống là tìm ra tài năng của mình, phát triển nó và ban tặng nó…”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét