Khoa học(?)
Khoa học không phải là đề tài cao siêu, nó là hiện thực của đời sống
bình thường…
Đơn
giản nhất: Tất cả phương tiện đời
sống, sản xuất lương thực, nhu cầu y học có được hôm nay là nhờ có tư duy
khoa học.
Khi
bạn cắp sách đến trường học chữ nghĩa? Là đã được thừa hưởng tính khoa học. Vì,
chữ nghĩa là phát minh vĩ đại đầu tiên. Sự tìm ra qui luật văn tự, đã kiện toàn
thêm ngôn ngữ truyền đạt…
Nói
theo kiểu ông bà ta xưa nay “học ăn, học
nói, học gói, học mở…” là tư duy tiến trình năng lực thực hành, công thức trưởng thành. Cũng như khoa học cũng
chỉ là tiến trình hệ thống kiến thức mở rộng về định luật, cấu trúc và cách vận
hành của thế giới tự nhiên.
Người có tư duy khoa học? Họ thường có cơ hội thành công hơn trong nghề
nghiệp và mưu cầu hạnh phúc. Một xã hội yêu chuộng khoa học sẽ có đời sống văn minh hơn.
Người
ta thường chia ra hai đề tài khoa học (đều liên quan lẫn nhau):
Khoa học tự nhiên với mục đích nghiên
cứu thế giới sinh tồn, bản chất vật lý, hóa học để phát triển lý tính, quy
trình nấc thang đời sống, khắc phục thiên tai dịch họa…
Khoa học xã hội bao gồm cả văn hóa, nghệ
thuật (tôn giáo, tâm linh) dựa vào định luật cấu tạo xã hội và
tâm-sinh-lý con người. Mục đích để kỹ trị xã hội, phát triển tài năng, lý giải tính
nhân văn đạo đức nhân sinh và tìm đến giá trị thực của hạnh phúc.
Thực
vậy, khi bạn giỏi thực hành một nghề nghiệp nào đó, là nhờ tư duy nhận thức thao tác khoa học trong công việc. Muốn
phát triển tài năng nghệ thuật thì phần nào phải am hiểu quy luật chuyên môn, nhu cầu
đời sống tâm tình xã hội. Và, khi bạn dung hòa, gắn kết được: Tình yêu, gia
đình, mối quan hệ bạn bè và cả sự khác biệt giữa người với người…là nhờ chịu khó
phân tích mệnh đề tâm sinh lý con
người.
Tìm hiểu về các đề tài khoa học theo nhu cầu
là điều không khó! Cái khó, là ta có biết tôn trọng sự thật (cười).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét