Gia
đình…
( Chỉ là ý tưởng
của riêng tôi…)
Người
ta hay nói đến Hạnh phúc! là thường có ý tưởng nghiêng về tình yêu, mái
ấm gia đình….và gia đình là lẽ tự nhiên mục đích cuối cùng thành công của cuộc
đời người.
Người
không có hoặc kẻ chối bỏ gia đình thì đời sống cũng mất mát nhiều cảm nhận của
nghĩa đầm ấm, tính yêu thương…Những người có hoàn cảnh đặc biệt hay vì số phận,
định mệnh nào đó…đành chấp nhận sự thiếu xót thâm tình huyết thống, thì có thể
cảm thông được tâm tư mong ước, nổi niềm riêng…thường, họ lấy tình cảm tha nhân
làm nguồn vui sống!
Nhưng,
cũng có nhiều người vì công danh sự nghiệp hay vì lý tưởng cao siêu nào đó, mà
tìm cách lãng quên hoặc từ chối xây dựng gia đình…thì chắc chắn một điều là dù
có thông thái đến đâu? Hãy nhớ, người đó! cũng chưa bao giờ hiểu biết hết được
nổi đau hay hạnh phúc từ nguồn cội tình yêu, mà gia đình của con người phải cần
đến…vì khi thực hiện hạnh phúc xây dựng cho một người, một gia đình nó không
quyền dựa vào quyền lực, tiền tài…Nó khó hơn là đáp ứng nhu cầu lý tưởng tương
đối của một xã hội, mà đôi khi chỉ cần một lý thuyết, định lý suy diễn theo nhu
cầu tâm lý quần chúng là đã vừa đủ …
Có
nhiều người nghĩ rằng bất chấp nguy hiểm, đánh cược với vận may rủi lao vào
cuộc chơi thành đạt danh vọng với đời là vì gia đình, giòng họ…Đó, có phải là
sự thật? hay chỉ là sự nguỵ biện cho thói đam mê cá nhân, tư tưởng tham vọng
danh tước quyền lực…
Thực
tế…với tôi sự ganh đua với đời nó đơn giản hơn là tìm kiếm hay nắm giữ hạnh
phúc của gia đình. Vì con đường tìm kiếm tiền tài hay quyền lực đều có
thể nương theo nhu cầu, số phận lịch sử và cần một chút vận may…còn hạnh phúc
gia đình lại có nhiều lối rẽ khác nhau đầy những bất ngờ…không được quyền hơn
thua, toan tính.
Quy luật cuộc
đời vốn rất bình đẳng về hạnh phúc tuỳ riêng mỗi người chọn lựa… cho dù cuộc
đời chưa bao giờ bình đẳng trong sự giàu nghèo và thế lực. Nếu như tài, sắc
cũng đem đến tai hoạ vì thói tham lam, ganh ghét của người đời, thì trí khôn
lừa lọc của con người chỉ đem đến điều phi lý…và thông minh hay ngu dốt cũng có
thể gây nên điều bất hạnh.
Con
người sanh ra đời thì phải có ước mơ. Có ước mơ là có tham vọng …và dù đó là
tham vọng nhỏ bé hay lớn lao, đẳng cấp cỡ nào thì hạnh phúc thành đạt cũng đủ
thoả mãn tâm niệm như nhau. Nhưng, những ước mơ vượt quá nhu cầu cho mình và
gia đình thì lại trở thành một cuộc chiến tranh dành giựt thực sự với người
khác…cuối cùng, nghĩ kỹ thì nó chỉ là thứ vật chất, danh tiếng phù du hờ
hững…rồi cũng theo thời gian rơi vãi.
Thường
những người nổi tiếng tiền tài địa vị…ít ai có thể hưởng trọn vẹn hạnh phúc gia
đình hay tự do thưởng thức cuộc đời theo nhu cầu thật…vì thân thế, sự nghiệp
nên phải mất nhiều thời gian kiểm soát, nghi ngờ…đấu tranh liên tục để phát
triển hay gìn giữ, bởi trong xã hội con người: Sự cạnh tranh không phải bao giờ
cũng rõ ràng, bình đẳng…Công việc tiền tài, vị trí càng lớn thì mất mát càng
nhanh đôi khi chỉ một sớm một chiều, đơn giản vì nó là qui luật của sự giới
hạn, của định lý thay đổi vật chất. Đó là chưa nói đến điều khó xác định tin
vào mối chân tình của người xung quanh với mình…sẽ bằng vốn liếng vật chất hay
tình cảm chân thật, vô tư…Rủi thay, niềm tin là sức mạnh của hy vọng? và có hy
vọng là còn hạnh phúc!
Những
người đàn ông bước vào đời thường lấy sự nghiệp làm trọng vì họ nghĩ rằng sự
nghiệp là nền tảng cho hạnh phúc gia đình. Điều đó đúng với lẽ thường tình của
nhu cầu con người…nhưng tâm lý đó phải bắt nguồn từ sự chân thực của đời mình
bằng năng lực đạo đức xã hội chứ không phải ăn gian, trả dối…lợi dụng tiểu sử,
lý lịch quơ quét công sức và lộc đời của người khác…
Những
người đàn bà vào đời quen với hưởng thụ, đua đòi vật chất, hình thức phù phiếm
xây dựng gia đình, tính toán dựa vào tình yêu may rủi, để cho tiền bạc chi phối
cuộc đời mình, phần lớn cũng chỉ là hạnh phúc giả tưởng, gia đình gượng ép
thường bị hụt hẩng về tình cảm…
Gia
đình hiện thực là cuộc chiến đấu với trắc trở, gian nan không có kẻ thù mà chỉ
có thắng thua với chính mình…và vì vậy, nó mới thực sự bắt nguồn từ ý
thức xây dựng nên tính cách nhân đạo của con người. Người không tốt với gia
đình thì làm sao tốt với bạn bè thực sự. Kẻ đấu tranh dành quyền lực làm gì có
tình bạn tinh khôi…mọi sự dựa dẫm vào lấn áp, bon chen chỉ khiến cho con người
bị cô đơn trong tình cảm , cô độc giữa cõi đời hơn thôi…
Sự thật
trong mỗi giai đoạn đời người…tuổi trẻ thì có nhu cầu sáng tạo, tuổi già thì
nhiều kinh nghiệm. Tiếc thay sự sáng tạo thay đổi theo nhu cầu xã hội thực dụng
thiếu kinh nghiệm thì dễ lầm lẫn…còn kinh nghiệm của người này lại chưa hẳn
phải dành cho hoàn cảnh người khác.
Gia
đình đem lại niềm tin yêu cuộc sống! thì cũng có thể là nơi tạo ra điều gian
dối, bất hạnh …nếu ta không biết bảo vệ và gìn giữ nó. Theo tôi, nuôi dưỡng
tình yêu và bảo vệ tuổi thơ không chỉ là trách trách nhiệm mà là sứ mệnh của
con người đúng nghĩa.
Thời
tuổi trẻ, tôi cũng như bao người khác…cũng dũng mãnh vào đời không khoang
nhượng, đem theo mơ ước, hoài bão, lý tưởng nhân sinh xã hội hay thỉnh thoảng
chỉ chạy theo nhưng ý thích, đam mê riêng cho bản thân. Khi có gia đình, thì
chỉ biết lao mình chen lối tìm kiếm công danh sự nghiệp…Đôi khi, quên đi những
nhu cầu tình yêu, tình cảm vợ con mà ngỡ rằng chỉ cần có trách nhiệm kiếm tiền
cho họ là đủ…
Chí lớn
và sự hãnh tiến giao du ngoài xã hội đã đánh cắp hết thời gian. Công việc đã
chiếm lĩnh tâm trí khi đưa con đi chơi và đem luôn suy nghĩ thiệt hơn vào chật
chội cả phòng ngủ. Sự bận rộn chào hỏi khách khứa làm nước mắt con tôi rơi vì
buồn tủi…Sự tính toán kế sách, làm tôi không quan tâm nhìn thấy vợ mình mặc áo
mới với đôi mắt ngơ ngác, lo âu…Tôi quên mất cả kỷ niệm, lời nói thương yêu dịu
dàng, vì quen với giọng nói quyết đoán, ra lệnh hay quá cẩn thận, ý tứ…
May mà
tôi sinh ra trong môi trường biết trọng nghĩa và hiểu trách nhiệm yêu
thương…nhiều hơn cái bộ não tính toán thiệt hơn với xã hội. Nên tôi đã tìm cách
trở về, xem số phận mình là ở nơi nầy: Nơi con tôi đang chập chững mày mò học
vấn vào đời! Nơi mẹ chúng nó mỗi sáng thức dậy, thấy tôi vẫn còn đang ngủ…
Sẽ may mắn và
hy vọng là tôi còn đủ kịp thời gian, để thể hiện mục đích cuối cùng quan trọng
của đời người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét