Câu chuyện đạo đức...
Lời
trần tình:… Đây chỉ là một entry suy nghĩ theo phương pháp luận, không mang ý tưởng so sánh, thị phi...chỉ là
một hệ ý thức nhân sinh quan, tư duy
riêng tôi về hiện thực con người và xã hội...Viết lên để cảm nhận và suy tư, để
thấy rằng mình còn quan tâm đến cuộc đời này! Và nếu nó không phải là cứu cánh
thì ít nhất cũng thể hiện được sự phóng khoáng, tự do với chính mình và một vài
người nào đó có chút vướng bận nghĩ suy…
Thực hiện hành động theo lẽ phải ở đời, lẽ
phải cho mình đã là khó...huống chi là dùng từ ngữ để nói chuyện đạo đức thế nào cho hợp lý, phải chăng…
Đạo đức
của thánh nhân là sống trong sạch và lòng vị tha…Nhưng thường theo tâm lý, tư
tưởng quan niệm của đạo đức nhân sinh
là: Có vay có trả… “Vay gì trả nấy” là theo lẽ công bằng, bình đẳng. Tiếc thay,
không chỉ có vậy…người đời phần lớn đòi hỏi hơn thế rất nhiều: Người ta đòi lãi
hơn cả vốn, đòi niềm tin bằng danh vọng-tiền bạc, đòi tự ái bằng mạng người,
đòi nợ tình tự nguyện, đòi lòng hiếu thảo tự vay, đòi trách nhiệm…hơn cả ơn nghĩa
sinh thành-dưỡng dục …!?
Sự
thật…
Thời gian gần đây trên các phương
tiện truyền thông, báo chí…mọi người hay nói về sự “suy đồi đạo đức” hay “đạo đức
xuống cấp” (?).
Có nhiều người bạn quen, thường
than phiền với tôi nhằm ám chỉ về đạo đức xã hội::
- Bây
giờ...người ta vi phạm thuần phong mỹ tục nhiều quá!
-
Học sinh, sinh viên, thanh niên...thời buổi này thích sử dụng bạo lực, tập tành
yêu đương cẩu thả, sống vội…
-
Những vụ án giết người càng ngày càng dã man hơn...
- Tham
nhũng tràn lan...
Tôi hỏi lý do, nguyên nhân...thì
được miêu tả theo kiểu chẩn đoán lâm sàng:
+ Do
hội nhập kinh tế, cơ chế thị trường...nên “văn hoá lai căn”tây phương tràn vào.
+
Mạng internet tự do, game bạo lực và trang Web sex... ảnh hưởng tâm tính, thần
kinh bội nhiễm xu thế hành động...
+ Một
số lãnh đạo bị “tha hoá” đạo đức cách mạng...
Tôi hỏi... “Vậy có cách nào để
khắc phục những vấn nạn đó...” Thì nhận
được những ý kiến tóm gọn như sau:
*
Phải có luật...phạt nặng những ai vi phạm đến “thuần phong mỹ tục”.
*
Kiểm soát và nghiêm cấm các dịch vụ internet: Game bạo lực và Web “đen”...tích
cực ủng hộ “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”...
*
Cổ động thường xuyên phong trào thực hiện đúng theo “Qui ước_ thực hiện nếp
sống văn minh đô thị” đến với mọi thôn xóm, gia đình ...
* Chỉnh đốn tư tưởng, tác phong các cán bộ,
đảng viên...
Nghe xong, Tôi cũng thấy có lý
nhưng chưa có tình...nên cũng thử hỏi
lại:
- Đã
có văn bản chính thức nào xác định thế nào là “thuần phong mỹ tục” chưa?
- ......?
- Kiểm
soát và nghiêm cấm ra sao?...lỡ “hại bất cập lợi”. Hơn nữa, nó thuộc về nhu cầu
thiết yếu cơ bản giao lưu thế giới hiện đại về: Thông tin, phương tiện làm
việc, giãi trí...bao trùm cả lĩnh vực xã hội và cá nhân...Vần đề không phải là
hô hào “thân thiện, tích cực”...mà ở chỗ nguyên nhân tại sao từ trước đến giờ
không chịu...thân thiện, tích cực.( Tìm ra lý do chưa?).
-.......?
- Xã
hội pháp quyền, hành pháp là luật...chứ không phải là kiểu... “lệnh”quy ước, còn
“tư tưởng” lấy gì kiểm soát? “tác phong” thì khuất lấp, dễ đóng kịch...
-...?
Tất nhiên, nghe xong...mấy anh
bạn quen của tôi cũng phân trần, biện luận ghê lắm! nhưng tôi vẫn có cảm giác...chỉ
là “cải biên”thêm bớt, gỡ rối hay bị động rồi phản biện lề lối “khống chế”, chắp
vá theo kiểu tuỳ cơ ứng biến...chưa có luận
chứng kinh điển nào thuyết phục cả.
Tôi
thì nghĩ rằng: Hầu hết mọi điều xấu, tốt của con người thường phát xuất từ phản
ứng của bản năng thuộc hoàn cảnh tự nhiên hay môi trường tư tưởng văn hoá tạo
ra...
“Vì tôi có cảm giác sợ rằng…Phải
chăng? nền “văn hoá tiểu nông”lâu đời, ảnh hưởng tư tưởng nho giáo nặng nề xa xưa
còn vướng lại đâu đó…cộng với tư tưởng sống nghiêng về vật chất đã hình thành nên:
Tác phong hành xử, ứng xử giữa xã hội, với học đường, trong gia đình...chính là
hiện trạng thói quen văn hoá “tiểu xảo”hay
phân biệt “trên dưới” đã tạo ra một lối cư xử mà thường là người ta cố “tự hào”,
ngỡ là quy tắc, sự thông minh…rồi thói quen thích giáo huấn, tự cho mình có quyền
phân chia quyền được nói và bổn phận phải nghe...”
Trong
nghệ thuật giáo dục hay kỹ thuật sư phạm hiện đại...không hề có sự áp đặt đào
tạo với con người. Trong thế giới văn minh giao tiếp hôm nay là sự dung hoà
bình đẳng ngôn ngữ...nếu có tranh luận đúng sai thì cũng phải biết lắng nghe, thương
thảo, tìm kiếm cảm thông,...Vì mối quan hệ của người với người là mối quan hệ
cộng sinh, cần tôn trọng cuộc sống, tâm tư bình yên cho nhau...cho dù, đó là
công việc chung hay riêng, to hay bé, ngoài xã hội hay trong gia đình…đó là chưa
nói cái “quyền” làm ơn để kể công bỗng trở thành phi nghĩa.
Thật ra, nhân gian người xưa...cũng
đã có những câu định mệnh: “Lựa lời mà nói ...” “nhân cách con người không phải
do vị trí....”. Thói huênh hoang, cung cách thiếu khiêm tốn không chỉ là thách
thức tạo ra mâu thuẩn, ngăn cách...mà chính là tác nhân làm cho gây nên thù hận
lâu dài, thần kinh kích động, hành động phản ứng bất ngờ khó kiểm soát...Ngoài
ra, khi quyền lực khống chế được sự “manh động”, thì cũng có nghĩa con người trở
nên “tiêu cực”, sự tiêu cực trong xã hội mới là điều khủng hoảng đáng lo lắng
nhất…
Thử
biện luận…Mỗi thời mỗi khác, giá trị lịch sử có thể thay đôỉ nhân sinh quan con
người hiện tại. Từ nhu cầu, phương tiện, công việc dẫn đến tác phong, ăn mặc thay
đổi...rất luôn phụ thuộc vào điều kiện, tâm tính, nghề nghiệp, môi trường sinh
sống...Lúc đó quan điểm đố kỵ “thuần phong”tốt xấu có thể thay đổi thành “mỹ
tục”tự nhiên và thước đo đạo đức cũng đổi thay theo hoàn cảnh, luân lý mới …Nhưng
văn hoá giao thiệp ăn nói hợp lý lẽ, thuận lòng người không có gì thay đổi...dù
sử dụng ngôn ngữ “văn minh” hay “nhà quê”...ngoại trừ người nào đó lỡ dại cao
giọng quyền hành, dạy đời, áp đặt, dồn ép...
Đạo đức không lẽ chỉ đánh giá ở
hành động sai trái, tàn bạo? mà không quy tội cho lời nói gió bay...hiểm độc, khích
bác tàn nhẫn ? Câu: “bố thí vật chất
không bằng bố thí Pháp”... điều ấy cũng
nói lên sự “lợi ích hay tai hoạ”cũng từ lời nói...cho nên con người cũng đừng cố
tranh thắng thua “cải tạo”, lấn áp chi ngôn ngữ, lời nói xúc xiểm, hạ nhục...
để tưởng rằng họ chịu nhẫn nhục là họ đã hài lòng khuất phục...
Đổ
thừa cho một tác nhân nào thuộc về bản năng sẵn có của con người (bạo lực,
sex...) đôi khi, chỉ là sự xuê xoa chống chế kém kiến thức, thờ ơ, thiếu phương
pháp kiểm soát pháp luật, giáo dục phi thực tế…Bởi vì, đó là một phần bản chất thật
của con người...Điều quan trọng là lối ứng xử thói quen văn hoá nào? từ lời nói
đến việc làm trong xã hội…làm cho bạo lực hèn hạ bộc phát, tinh thần thượng võ,
hão hán lãng quên…và từ sự kín đáo đẹp đẽ, mỹ thuật riêng tư, chạy ra đường phố
để biến thành dung tục, xấu xí cho xã hội bị dị ứng...dễ tạo nên quán tính “nguyên
thuỷ” thể hiện ra sự bạo động ngông cuồng, điên dại, không lối thoát đó...làm
hại cuộc đời mình, bất chấp cuộc đời người khác...?
Người ta có thể hiểu đạo đức là
gì mà không cần phải định nghĩa quá rộng hay hạn chế bất kỳ lĩnh vực, quan điểm
nào đó ... Điều quan trọng là cần thiết nên có phong cách, văn phong lối văn hoá
bình đẳng trong xã hội hiện đại từ gia đình, học đường, xã hội...với tư tưởng
hiền hoà thì tất cả mối quan hệ con người và xã hội sẽ tránh bớt đi những hành động
tưởng chừng như quái gở, phi lý...
Đạo
đức thường là biện luận luân lý, là cách đo mực thước của con người trong một
hoàn cảnh xã hội nào đó…đã tạo nên văn hoá của chính định mệnh đó. Và lẽ thường
của sự đời bao giờ cũng có thể đổi thay, kềm chế…miễn là chúng ta biết quí trọng
và yêu thương đời sống chân thành, một học vấn cảm thông vào đời không vị kỷ…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét