Dòng sông và… phụ nữ.
(Chấp bút mộng du)
Hôm
nay, đang ngồi nghe lại 2 bài hát “lối nhớ” và “Cuộc tình phai”…Thì thằng Ku
hàng xóm chạy qua nhà…với vẻ mặt hí hửng:
-
Chú…đố chú: Vẻ đẹp sông Hương ở Huế giống 2 người phụ nữ nào?
-
Giống…N2Y và HD hả?
Cái
mặt nó ngơ ngác:
-
Ủa…là ai vậy chú…?
Tui
tháo tai phone hỏi rõ lại:
- Nói
chậm thôi. Con vừa hỏi gì?
Nó
nhăn nhó:
-
Chú có biết sông Hương ở Huế không?
- Qúa
biết…chú “ra chơi với đời” bên dòng sông Hương mà!
Nó
cười cười thi thố:
-
Thế…Chú trả lời câu hỏi nhé: “Vẻ đẹp sông Hương ở Huế giống 2 người phụ nữ
nào?”
Tui chưa
hiểu ý…nên lúng túng dọ dẩm:
-
Câu hỏi trong chương trình “Ai là triệu phú” hả?
-
Không …
Tui
kéo dài thời gian suy nghĩ…
- À…
“đường lên đỉnh Olympia”?
Nó
có vẻ bực…Tui cố kéo dài thòn lòn…
- Chắc
trò chơi thuyết trình “Đố vui để học”một bài nào đó…
Nó
không nhịn được, cau mày tỏ ý rất nghiêm túc:
- Đề
thi đại học khối C vừa rồi đó chú! Đó là bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường…!
Tui
cũng rất quan tâm. Vì “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân thì tui đọc kỹ…Còn
bài của HPNT tui chỉ đọc qua để biết, nhưng chẳng để ý…
-Ờ…tại
cháu không nói đủ câu hỏi. Nhưng, cái đề này cũng “đánh đố”phải đọc thuộc bài à
nhe? Vậy, cháu làm bài được không? trả lời ra sao?
-
Dạ…Cháu thì trả lời đúng ngay chóc!. Nhưng cũng có nhiều bạn không để ý chi
tiết nhỏ đó… nên không biết 2 người phụ nữ nào?
À…Tui chợt nhớ và hiểu! Nhưng cũng nghịch ngợm thăm dò:
- Giống
2 người thuộc phái đẹp nào cháu…?
Nó
cười thích thú khoe:
-
Hôm nay đã có đáp án…Đó là 2 phụ nữ: Di-Gan và người mẹ Phù sa...Cháu trả lời y
chang…được 2 điểm đó chú!
Tui chúc
mừng xong…rồi ra vẻ ngơ ngác:
-
Chú hổng biết nàng Di-Gan và nàng Phù Sa là ai? Đẹp hông…
Thằng Ku cao hứng diễn giải:
- Cô
gái Di-Gan là tượng trưng cho phóng khoáng, man dại. Còn Người mẹ phù Sa tượng
trưng cho văn hoá…
Tui
chặn lời, giả bộ thắc mắc:
- Họ
cùng ở trên một dòng sông Hương hả?
Nó
giải thích tính nhân cách hoá trong văn chương:
- Đó
là ý nói ví von vẻ đẹp của thượng và hạ nguồn sông Hương đó chú!
Tui
hỏi:
-
Vậy cháu có thấy đúng thế không?
-
Hơ…cháu có đến đó bao giờ mà biết…
-
Không…ý chú hỏi cháu có cảm nhận được “nhan sắc”và tính cách của Cô gái Di-gan
lạ hoắc…tít ở bên Châu Âu chưa?
Nó
buông một câu nghe rất…hư vô:
-
Văn chương phù phiếm mà chú. Người ta tưởng tượng. Chắc gì ông nhà văn thấy
hoặc biết gì về cô gái Di-Gan? Chắc ổng đọc trong văn chương bên đó…
Tui
nín lặng…nhưng rồi “dĩ hoà vi quí”, biện giải bào chữa…
-
Đây là bài văn “tuỳ bút”. Và lối viết văn tuỳ bút thường pha lẫn chút tâm tình
thơ ca…nên có chủ quan, mang theo cái “tôi” cảm xúc cá nhân, riêng mỗi tác giả…
-
Vậy…nếu là chú thì…chú ví đẹp như 2 người phụ nữ nào?
Tui
bỗng dưng nỗi cơn…phiếm luận:
-
Đẹp như…@N2Y và @HD.
-
Nhưng, cháu đâu biết họ như thế nào…
Tui đưa
nó vào miền blog…chỉ hình avatar @N2Y …cho nó chiêm ngưỡng.
-
Thấy chưa? Nè…có nón bài thơ với khuôn mặt đẹp như thơ, trầm mặc pha chút dỗi
hờn…mơ mộng.( Hi hi…chỉ có chưa cắt tóc thề (chưa yêu)và áo dài trắng kiểu miền
nam đầu thập niên 1970…)
-
Còn HD là ý nghĩa…gì chú?
-
Trời…Hoa hướng Dương đó cháu. Hoa bự nhất là phải…nặng ký rùi! Ý nói dòng sông chảy
về biển cả, hướng đông phía “hoa mặt trời” đó mà. He he…
Không biết Tui dzí dầu, ầu ơ…vẻ đẹp có đúng không mà Nó cứ nhìn hình
@N2Y rồi bảo:
-
Giới thiệu “nàng” này cho cháu với…
Tui
le lưỡi:
-
Nhưng…cháu mần quen, cũng để “chưng” làm cảnh thôi!
- Ủa
sao vậy?
-
Nàng là người đẹp từ…thế kỷ trước.
Nó
thắc mắc:
-
Còn “em” HD@...
-
Hoa bự…không phù hợp người “bé con” như cháu…
-
Chú ví von thêm vẻ đẹp người khác đi chú…
-
À…dễ òm. Trong xứ blog nhiều lắm! NT@ và BN@...
Thằng
Ku ngạc nhiên:
-
Cháu chẳng hình dung gì được cả…
Tui
giải thích:
-
Sông Hương chảy từ trên cao, núi rừng Trường Sơn ra. “Ngọc tuyền” có nghĩa
là…Rừng quí và đẹp. Còn “Bình Nguyên” cũng là có nghĩa dòng chảy êm đềm qua nội
đô địa hình bằng phẳng dịu dàng…Chà! lại có hình avatar áo tím phù hợp nữa chớ!
Tuyệt…
Nó
năn nỉ:
-
Cho cháu làm quen…
Tui
lắc đầu tỏ vẻ tiếc nuối, tuyệt vọng…
-
Không được rồi! NT@ ở xa tận miền tây sông nước, con không biết bơi…Còn BN@ thì
sợ…
- Sợ
gì chú…
- Sợ gặp nhau BN gọi mi bằng …cháu quá!
Hi
hi…hai chú cháu cười kha kha…
Câu
chuyện trên có chút “liêu trai chí dị”, dí dỏm, nói đùa cho dzui…
Ai cũng biết tác gia Nguyễn Tuân…Và sẽ nhận ra ngay “Người
lái đò Sông Đà”(NT) và “Ai đã đặt tên cho dòng sông”(HPNT) là có cái gì
đó…giống nhau cả lối hành văn, bút pháp và ý tưởng…
Thông
thường, văn chương tuỳ bút có lối đặc tả văn phong đậm chất trữ tình, chất thơ
quyến rũ…nên tính cách điệu, nhân cách hoá cảnh vật: Đất, trời, sông, núi…luôn đi
đôi với những trừu tượng hình bóng, tâm tình con người là điều dễ hiểu. Nhưng, cũng
chính vậy! mà nó cũng mang theo phần lớn chữ “tôi”trừu tượng cá nhân, không ít phần
chủ quan …
Chỉ có một điều suy nghĩ: Câu hỏi cho một đề
thi (ĐH) vốn mở rộng kiến thức mọi tác phẩm văn học…không thể là câu hỏi đơn
điệu, đánh đố thuộc bài vài câu chữ ví von…mà lại nhằm vào câu mang tính
chất gò ép tính trừu tượng của cá nhân
(tác giả) về một vật thể không hẳn sở hữu và mơ hồ nào đó…chưa đủ độ chín với
giá trị thuyết phục hiện thực …
Nhưng dẫu sao cũng hay…
P/s: Mặc dù Tôi vẫn thừa nhận tuỳ bút “Ai đặt đã tên cho dòng sông”cũng
xứng đáng là một tác phẩm...
Nhưng…có lẽ, văn chương thơ ca và âm nhạc của nhiều tác giả viết rất nhiều
về xứ Huế…và thường trở thành những tác phẩm quá xuất sắc, hiện thực đến độ sâu
lắng làm thăng hoa tâm hồn Huế cao sang và dung dị bên dòng sông Huơng thơ mộng…Nên
tôi chỉ đọc bài của HPNT bằng ngôn ngữ tìm kiếm hơn là thưởng thức…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét