Nhạc “sến”và nhạc “trẻ”…
(Câu
chuyện bè bạn…)
Lời
mở đầu:
“Đã từ lâu…nhiều người quen biết, vẫn hỏi tôi: Thế nào là
nhạc “sến” và nhạc “trẻ” và dòng nhạc nào có giá trị nghệ thuật, nhân văn cao hơn?
Thật tình mà nói, điều này rất khó và tế nhị…khi
nói với một ai đó về cảm xúc cá nhân, hoặc những điều liên quan đến quan niệm
âm nhạc hay quan điểm chủ thuyết xã hội? Vì mỗi người, mỗi vùng miền đều có thói
quen từ lịch sử, kỷ niệm hoặc sở thích khác nhau so với trào lưu, môi trường mà
họ đã và đang sống…vả lại, cái gì thuộc về tâm tình con người cũng khó mà dùng
lời lẽ để phân tích…huống chi còn cần cả những tài liệu lịch sử, thuật ngữ
chuyên môn và những ngôn từ ví von, quy ước…
Thật ra, âm nhạc với tôi không phải là sở
thích duy nhất…và tôi cũng chưa bao giờ có ý định bỏ thời gian ra để nghiên cứu
nhiều về nó. Vì, đơn giản tôi vốn là người thích vô tư hoà nhập với những cái gì
tiến trình tự nhiên…Vả lại cũng không muốn nghệ thuật trở thành nghề nuôi sống
mình, dù thỉnh thoảng thời niên thiếu tôi nhờ nó mà kiếm cơm qua ngày…
Vì vậy, đây cũng chỉ là entry “câu chuyện bè
bạn blog”…Nhận thức riêng mình, nên nghĩ sao nói thế! Hiểu đến đâu, nói đến đó…”
PHẦN I
Cuộc
sống và tư tưởng con người thường không giống nhau…và cũng không ngạc nhiên khi
mỗi thế hệ có những nhu cầu thực tế khác nhau là lẽ bình thường. Điều không bình
thường là ở chỗ người ta hay bị kẻ khác trao cho tư tưởng áp đặt, dẫn dắt lề lối
suy nghĩ mà không hề biết…(?)
Trong thập niên gần đây, trong lĩnh vực văn hoá: văn học nghệ
thuật, Showbiz Việt…ai cũng nhận thấy sự thiếu vắng những nhà phê bình chuyên
nghiệp, nhất là mảng phê bình âm nhạc. Nếu
đâu đó có nội dung đề tài này… thì thường chỉ là nhận định sở thích cá nhân, hạn
hẹp quan điểm…có từ những phát biểu đặc quyền sân chơi truyền thông “quảng cáo”và
vài người làm nghệ thuật giới hạn, ngộ nhận kiến thức, xảo biện …hay mấy tay viết
báo thích “giao lưu”biến thành nhà phê bình “bất đắc dĩ”, tự suy, tung hứng…
1)- Nhạc
“sế n”:
Từ
“sến”cho đến bây giờ…nhiều người không biết chính xác nguồn gốc phát xuất từ
đâu…và người ta cũng tự suy luận, đưa ra những phỏng đoán của riêng mình? Nhưng
về mặt ý nghĩa “thâm trầm”thì ai cũng hiểu và suy ra…như là từ ẩn
dụ về sự chê bai, không coi trọng…(!).
Thật
ra…Từ khi bước vào trung học của hơn 40 thập kỷ trước(1969-0970), một thời kỳ mà
thế giới có mức độ chuyển biến, nhiều quan điểm đổi thay tư duy mạnh mẻ…thì bạn
bè xung quanh tôi đã sử dụng nhiều đến từ “sến”rồi! Chẳng hạn: “Con nhỏ đó
Mari-sến quá…” là nhằm chỉ định những cô gái ăn mặc màu mè, trang điểm loè
loẹt…hoặc “bài hát đó sến rện…”là ý phê bình những bài hát thường có tiết
điệu bolero, ca từ ướt át, uỷ mị, đau
khổ, mùi mẫn…Ngoài ra, đôi khi họ còn gom sự đồng nghĩa, ý tứ vào chung với từ
“cải lương” hay “tiểu thuyết ba xu” để đánh giá nội dung, tính cách, ăn nói
“sến” của một ai đó…
Lẽ thường…những cái gì đã cũ, xa xưa cũng bị xu
thế và tâm lý giới trẻ xem là lạc hậu(?), mặc dù những bài hát “già” đó là do các
tác giả sáng tác khi tuổi đời còn trẻ măng. Dĩ nhiên, nhu cầu sở thích làm mới…hoặc
tâm tình, quan điểm sống thay đổi theo thời thế, nhu cầu là điều thực tế tự
nhiên không có gí đáng ngạc nhiên (!) Tuy vậy…về mặt kiến thức suy nghĩ như thế
về âm nhạc là tự ngộ nhận, đánh lừa giá trị văn hoá giao thời hay vĩnh hằng…
Ngẫm lại, cái từ ẩn dụ “sến” không đến mức chê bai, xem thường như
người ta nghĩ…Vì đến nay, nhiều người vẫn thích “sến”và nó vẫn tồn tại hồn
nhiên như định mệnh cảm xúc tình ý nhân sinh chưa hề thay đổi…đó là chưa nói
đến sự hiểu lầm giữa giá trị âm nhạc với phong cách trình diễn, ca từ, giọng
hát hay cách hát…?
Đương
nhiên, Bạn có thể dùng từ “sến”(qui ước)…miễn là nhớ đừng nhầm lẫn, so đo đẳng
cấp phân chia “quí tộc- bình dân” hay “trí thức-kẻ chợ” trong âm nhạc, để rồi vội
áp đặt tư duy “giai cấp” thiếu tính nhân văn trong xã hội hoà nhập, hiện đại…rồi
tự phân biệt, tự nâng cao cảm xúc, thói quen biểu cảm văn hoá nhân sinh, vùng
miền, dân tộc tính…
Nghệ thuật muốn phát triển, phải có kinh nghiệm và điều kiện
tự do sáng tạo, mục đích gieo cảm xúc và đứng ngoài mọi quan niệm cá nhân, chủ
thuyết…Nó cũng muốn chứng minh giá trị hiện thực như: Bằng cấp chưa chứng minh
là kẻ trí thức, nếu không thông qua lời nói và cách cư xử? Giàu có chưa hẳn là biết
cách sang trọng? Đẹp mà vô duyên…?
Điều
kiện thưởng thức âm nhạc của mỗi người thuờng do những thói quen, môi trường văn
hoá. Vì vậy, đừng vội xem thường những môn nghệ thuật ca kịch lỗi thời: Cải lương,
hát Bộ, hát Chèo…Vì muốn có đủ thời gian cảm nhận ý nghĩa triết lý, nghệ thuật
của nó cũng không hề đơn giản.?!
Phải
chăng có đẳng cấp nghe nhạc?
Thưa…hình như không phải vậy! Đó chỉ là sự phân
biệt hoàn cảnh và sở thích…Nếu có, thì chẳng qua nhờ điều kiện, thói quen biết
cách cảm nhận, hay cùng lắm là năng khiếu…và khi nói đến năng khiếu thì chắc chắn
không hẳn chỉ dành riêng cho kẻ tự cho mình là trí thức, giới quí tộc giàu có (!).
Xưa
kia, chỉ giai cấp quí tộc mới có điều kiện tập tành và thưởng thức âm thanh thường
xuyên của cây đàn Piano nổi tiếng…May thay, khi cây đàn Guita ra đời đã hồn nhiên
ngao du khắp hang cùng, ngõ hẻm. Và từ đó…bản sắc của âm nhạc đa dạng hơn, nó đã
biến đổi mở rộng kiến thức, sáng tạo rất nhiều tiết tấu trong nhân gian và hiện
thực âm nhạc, cả về quan niệm và thụ hưởng đến ngày nay…Từ đó cuộc cách mạng âm
nhạc cũng đã hình thành ra nhiều tính cách, mục đích chuyển tải ý tứ, thưởng thức
đối tượng, nhóm người khác nhau. Và biết đâu nhờ thế mà lịch sử nhân văn con người
đã trở nên bình đẳng, đa dạng, văn minh hơn. Tất nhiên, âm thanh mỗi nhạc cụ đều
có giới hạn phong cách, nền nhạc tượng trưng không gian khác nhau…
Đối với lĩnh vực âm nhạc, ca khúc…Bolero là điệu nhạc
Latin mà nhiều người cho rằng phát xuất từ Tây Ban Nha hoặc Cu ba. Nhưng thực
tế, có lẽ được trực tiếp “du nhập” sang VN vào từ cuối thập niên 50 (thế kỷ
trước) và thịnh hành vào thập niên 60 bắt nguồn theo “lối” bolero văn hoá Pháp
nhiều hơn. Dẫu vậy, người Pháp(thông tin) vẫn thừa nhận tiết điệu này khi
chuyển sang VN(ở miền nam) đã thành công hơn về mặt nghệ thuật, trào lưu văn
hoá xã hội, mang phong cách trữ tình, hiện thực “du ca đường phố”, bình dân như
tính chất mục đích khởi nguồn dự cảm của nó…
Tiết tấu 4/4 của Bolero cũng gần như
giai điệu rhumba…Tuy vậy, tôi nghĩ giai điệu rhumba có chút gì đó lãng mạn, không gian vũ
trường…còn blolero mang “âm thanh” cụ thể, dứt khoát hơn, có âm hưởng rời
đều nhịp phách rả rích, kể lể như lời tự tình giản dị…Nên các bài hát như: Đồi
thông hai mộ, Chuyện tình Lan&Điệp, Những đồi hoa sim, Chuyện tình Hàn Mặc
Tử…đều được sáng tác, soạn theo tiết điệu Bolero(khó lòng mà soạn theo tiết điệu khác) với
âm hưởng tâm tình, thời cuộc…
Trình
tự “lịch sử” hình thành các tiết điệu đi theo thời gian: Valse, bolero,
tango, balade, habanara, chachacha, slow… mà những người am hiểu nguồn gốc, từng chơi
nhiều dòng nhạc khác nhau, điều hiểu rõ sự sáng tạo mọi tiết điệu (nền nhạc)mới
khai sinh sau này…cho dù mới, “hot” đến đâu cũng đều bắt nguồn từ những tiết
điệu cũ, chỉ là biến tấu, cải cách bằng những cái tên mới, đôi khi ghép và đặt
tên lại từ 2, 3 giai điệu…cải biên, hợp thời theo nhu cầu cho tuổi trẻ từng
thời kỳ. Và những nhạc công chơi dàn
trống(bộ Jazz) đệm…vẫn thấy sự liên quan mật thiết, gần gũi giữa những điệu
nhạc:Bolero-rhumpa-chachacha;
Slow-slowrock-blue hay tango-balade; Valse-boton; Bepop- swing…đó là chưa nói
nhạc công cũng sáng tạo ra nhiều biến tấu, kịch tính, màu sắc…trên cùng một bản
nhac.
Thực tế…là hơn nửa thế kỷ nay, nền âm nhạc và thưởng thức của khán thính
giả chưa có gì đổi mới như nhiều người lầm tưởng để mà phân biệt cũ mới? Những
bài hát đi vào lòng người hay thực dụng thị trường…dù là thể loại nào cũng tồn
tại thông dụng, bền bỉ, quyến rũ theo thời gian…Vì xét về mặt thay đổi chỉ là
tốc độ (tempo) và phá cách (âm thanh điện tử). Vì thế “sến” hay “trẻ”, “vàng”
hay “đỏ” chỉ là quy ước mà tự chúng ta đặt ra, như để phân biệt nhóm nhạc, sở
thích hoặc khái niệm ngăn cách vì lý do chính tri, lịch sử…
Do đó, âm nhạc không hề dễ dàng
phân biệt giá trị…và cũng không nên như thế! Vậy, từ “sến” (qui ước) chỉ còn lại
phụ thuộc vào ca từ, phong cách trình diễn hay giọng hát…
Nhìn
lại lịch sử tân nhạc VN…Ai cũng thừa nhận là nước đầu tiên ở vùng Á Châu tiếp
cận và hoà nhập nhanh nhất. Chúng ta đã có nhiều nhạc sĩ trọn đời sống cho nghệ
thuật, nhiều ca sĩ một kiếp lận đận cầm ca…họ đã nổi tiếng và hình thành rõ nét
cho những ca khúc bất hủ từ đầu thập niên 50…cho đến giữa thập niên 60…thì “Hòn
ngọc viễn đông” (Sài Gòn) đã hội tụ được tất cả những dòng nhạc trên thế
giới…với khối lượng ca, nhạc sĩ đẳng cấp, những tác phẩm đến nay vẫn “trẻ” mãi theo
thời gian, vượt ra xa ngoài ranh giới địa lý…Có nghĩa, âm nhạc (tân nhạc) không
có gì xa lạ đối với chúng ta? Và từ đó nhiều người đã ngạc nhiên…để rồi biết và
nhận ra: Dân Việt vốn rất đam mê văn chương, thơ ca, âm nhạc lẫn sân khấu, điện
ảnh…
Sở dĩ…tôi
xin mạn phép nói đoạn trên là thử gợi niềm hy vọng, cho các bạn và tôi nhìn lại để
biết rằng: Cũng đã từng có một thời vàng son, dấu ấn cho âm nhạc Việt. Chúng ta
không hề thiếu kiến thức và nghệ thuật thưởng thức âm nhạc đương đại, chẳng qua
sự cố thịnh, suy…đôi khi, tạm gọi là số phận !?
Môn
nghệ thuật nào cũng phân chia ra nhiều trường phái(hội hoạ), thể loại (ca kịch), thể thơ (thơ ca), dòng nhạc (âm nhạc)…Tất nhiên, mọi sáng tạo đều nhằm
đáp ứng cảm xúc và và phù hợp ý nghĩa riêng của nó…Tuy vậy, chất liệu và mục
đích cơ bản ban đầu không hề đổi thay…
Dòng
tân nhạc cũng vậy nó hình thành mới khoảng 100 năm(phát xuất từ xã hội đa văn hoá Mỹ).
Nhìn vào lịch sử phát triển ta thấy cũng đơn giản: Từ điệu hát dân ca (blues)
của người tây Phi Châu kết hợp với nhạc cổ điển thành nhạc Jazz rồi biến tấu, kết hợp thành nhạc Country (đồng quê) như trên
nền nhạc các bộ phim Cowboy…rồi tiếp tục phát triển kết hợp thành Rock
(chủ yếu là âm thanh Guita và dàn trống)…rồi nhạc Pop (trữ tình), Nhạc dancin (khiêu vũ)và bên cạnh có Nhạc Rap (đọc, hát theo nhịp), HipHot được kết hợp nhiều loại cả rap-dancin…bắt nguồn từ người Mỹ da đen…
Trên
đây là nhưng thông tin, Tôi đã rút gon đơn giản để chúng ta thấy được nó “phiêu
diêu”theo thời gian như thế nào? không khó hiểu như ta nghĩ…vì những cái tên có
vẻ rắc rối, xa lạ…
2) Nhạc “trẻ”:
“Nhạc
trẻ”là một từ khái niệm dòng nhạc(thể loại), ca khúc dành cho tuổi trẻ. Đã có vài
khái niệm được đưa ra tìm định nghĩa? Nhưng thật ra, đến bây giờ chỉ vẫn là
khái niệm tương đối, giới hạn…Vì cùng lắm là chúng ta thừa nhận tính cách tươi
vui, trẻ trung, say mê với Pop/rock; mạnh mẽ, tự tin như Twist, rock’nroll; Hào phóng và tự
do như Hit Hop, cuồng nhiệt, phứt tạp như Rap …phù hợp với tính cách, nhu cầu giải trí, sân
chơi cho những người trẻ tuổi…(trong đó có trào lưu xã hội)
Theo
tôi “tuổi trẻ” trong quan điểm âm nhạc rất rộng…có thể, từ thời niên thiếu cho
đến 40 tuổi hoặc cao hơn nữa. Chỉ có điều mức độ hoà đồng, tính cách văn hoá,
sở thích đến đâu? Và khi nào là thời điểm, nhu cầu dừng lại. Nhưng bạn cũng nên
nhớ có những “tình khúc vượt thời gian” thì cũng có những bài hát, dòng nhạc “ không
có tuổi tác và thế hệ”…(?)
Trong thông tin tài liệu âm nhạc: Có lẽ từ khi Rock, Pop, blue…kết hợp với các
dụng cụ nhạc guita và dàn trống (Jazz) ra đời(từ thập niên 1940-1950 )thì danh
từ “nhạc trẻ” bắt đầu có từ đó. Và bây giờ chúng ta cũng dễ hiểu vì sao lại lôi
cuốn giới trẻ nhiều như vậy? Vì với chỉ 3 cây guita điện (leat, accord, bass) và
dàn trống(drum) jazz với công suất cực đại…Cuộc cách mạng khoa học, phát minh
điện tử đã giảm bớt dàn nhạc cầu kỳ, rườm rà, công nghiệp hoá thêm âm vực(Phơ,
cần nhún) đa dạng, ánh sáng âm thanh hiện đại, đã cho phép mở rộng sân chơi,
không gian rộng lớn hơn…
Nhạc Rock vào VN từ đầu
thập niên 60 (1970 mới có rock thuần việt) và gây ấn tượng mạnh với nhiều lần
tổ chức “Đại nhạc hội” nhiều ban nhạc xuất hiện, phần lớn là sinh viên, học
sinh. Nổi tiếng nhạc trẻ thời ấy là các nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu
Hà…các ca sĩ hiện còn lại có Elis
Phương, Tuấn Ngọc, Khánh hà…
Nhưng
đến năm 1975 thì nhạc Rock không thấy được sử dụng…mãi cho đến khoảng năm 2000 ban
nhạc Bức tường (the Wall) mới thể hiện vài bài…nhưng, kiểu cách Rock hard (gào thét) lồng
nội dung dân ca của Trần Lập chưa thuyết phục(không phù hợp)? Có lẽ thế, nên
không gây ấn tượng hay thể hiện sự “lưu luyến” với giới chơi hay thưởng thức
nhạc (?). Riêng, có nhóm Trio666(2001) với những Hoài Giang, Bích Châu, Ngọc
Minh có phong cách sân khấu và trình độ ca sĩ chuyên nghiệp …được nhạc sĩ Tuấn
Khanh dẫn dắt với những bài đậm chất “nhạc trẻ”có âm ngữ hoà nhập thế giới, có
chiều sâu nội tâm, mang phong cách Rock-Việt (alternative) nhẹ nhàng gây ấn tượng sâu
đậm…nhưng, tiếc thay đã vắng bóng, tan rã vào năm 2007…
Vài
năm gần đây cũng xuất hiện cụm từ “nhạc trẻ” trong nước? Nhưng chỉ là những bài
hát không rõ nét, nhạc nền đơn điệu, ý lời có nhiều bài vu vơ…ngây thơ giọng
hát điệu đà hoặc uốn éo xa lạ…nên người ta tạm gọi đó là nhạc “teen” để phân biệt với
nhạc trẻ chuyên nghiệp(?).
Nói
chung…phong cách các dòng “nhạc trẻ” khởi động đã có cách đây hơn 70 năm (chủ yếu là trào lưu tự do ở Mỹ-Anh)…lúc đầu
xã hội chưa thừa nhận. Nhưng với tài năng soạn nhạc, trình diễn đã thuyết phục
được công chúng và trở thành những phong trào mở rộng trong giới trẻ. Điều đó! được
phép nói lên rằng bất kỳ dòng nhạc, giai điệu nào dù cũ hay mới mà thiếu tài
năng tri thức, sáng tạo, không có tác phẩm giá trị và nhân tài thần tượng…thì
cũng khó mà hình thành tiếp nhận hay tồn tại cảm xúc...
Nhìn
lại lịch sử tân nhạc VN…Ai cũng thừa nhận là nước đầu tiên ở vùng Á Châu tiếp
cận và hoà nhập nhanh nhất. Chúng ta đã có nhiều nhạc sĩ trọn đời sống cho nghệ
thuật, nhiều ca sĩ một kiếp lận đận cầm ca…họ đã nổi tiếng và hình thành rõ nét
cho những ca khúc bất hủ từ đầu thập niên 50…cho đến giữa thập niên 60…thì “Hòn
ngọc viễn đông” (Sài Gòn) đã hội tụ được tất cả những dòng nhạc trên thế
giới…với khối lượng ca, nhạc sĩ đẳng cấp, những tác phẩm đến nay vẫn “trẻ” mãi
theo thời gian, vượt ra xa ngoài ranh giới địa lý…Có nghĩa, âm nhạc (tân nhạc)
không có gì xa lạ đối với chúng ta? Và từ đó nhiều người đã ngạc nhiên…để rồi
biết và nhận ra: Dân Việt vốn rất đam mê văn chương, thơ ca, âm nhạc lẫn sân khấu,
điện ảnh…
Sở
dĩ…tôi xin mạn phép nói đoạn trên là thử gợi niềm hy vọng, cho các bạn và tôi nhìn lại để
biết rằng: Cũng đã từng có một thời vàng son, dấu ấn cho âm nhạc Việt. Chúng ta
không hề thiếu kiến thức và nghệ thuật thưởng thức âm nhạc đương đại, chẳng qua
sự cố thịnh, suy…đôi khi, gọi là số phận hay tạm nghỉ ngơi!?
PHẦN II
Tôi viết bài này! Không hề tựa cửa…(cười) nhìn từ góc độ
quan điểm nào, mà chỉ muốn đưa ra những thông tin cơ bản và nghe nghệ thuật diễn
cảm để thưởng thức mà nhiều người cũng biết…Tất nhiên, “câu chuyện bè bạn” luôn
là câu chuyện dài…và trong đó đều có cả những ngôn từ cởi mở hay tế nhị. Vì sự
thật, là người ta có thể nóng nảy, giận dỗi…rồi phê phán và cũng có lúc phải cảm
thông, tôn trọng khi nói về “đẳng cấp”…Đơn giản là người ta không thể, không có
quyền cướp đi thú vui chơi hay cảm xúc hạnh phúc riêng của bạn…
Ta sẽ không nhận
diện được sự thật điều gì, nếu không biết nguyên nhân, nguồn gốc từ đâu? Trong
phần 1 và 2 entry trước…bằng cách sơ lược, ngắn ngủn (cười), hy vọng chúng ta cũng
sẽ thử hình dung mục đích, lý do và điều kiện phát triển thưc tế của một nên tân
nhạc từ đầu thế kỷ 20…Mà hiện nay người ta đều gọi là nền âm nhạc đương đại...
Qua đó,
người ta cũng xác định được nhạc“sến” hay nhạc“trẻ”cũng đều nằm trong khung nhạc
đương đại đó…và dù có phân chia thời gian , thể loại, dòng nhạc và mục đích dành
cho đối tượng nào…thì cũng đều có trong ước lệ tân nhạc của bất kỳ ở nơi đâu,
quốc gia nào…
Điều
kiện tất yếu cường thịnh của âm nhạc đương đại? Là nhờ vào sự hội nhập sắc tộc,
phát triển khoa học kỹ thuật và xu thế tự do, bình đẳng giai cấp trong một xã hội
mở…nó đã chứng minh con người không có ranh giới tâm hồn và đều có điểm chung về
tâm tình và cảm xúc như nhau. Những sở thích khác biệt là dễ hiểu, chẳng qua là
tính cách và nhu cầu…đôi khi chỉ là giai đoạn. Còn giá trị tác phẩm thuộc về tính
nhân văn không hề thay đổi…thời gian đã
và luôn chứng minh được điều đó…(!)
Nhưng…có vấn đề bạn cần nhận thấy: Khi nghe âm
nhạc đang thịnh hành trong một mặt bằng xã hội nào đó, người ta cũng dễ dàng đoán
ra: Tâm sự dân tộc, tư tưởng, nhận thức nhân sinh xã hội đó…Và cũng sẽ nhận rõ
xã hội này, có văn hoá mâu thuẫn thế hệ, quan điểm sống hay không? Sự hỗn độn hoặc
vu vơ của âm nhạc cũng cho biết kiến thức, lý tưởng và niềm tin như thế nào? Các
sân chơi âm nhạc cũng sẽ lộ diện: Tính cách, trình độ và sự bình đẳng hồn nhiên,
phát triển hay mò mẫm trong trình diễn, công tác nghệ thuật…?
Dòng nhạc sẽ dẫn
dắt giai điệu không gian cảm xúc, còn nốt nhạc là phương tiện chuyển tải âm
tiết ca từ. Nếu bạn nghe nhạc âm thanh không lời…thì bạn chỉ xác định được vui
hay buồn, dịu dàng hay mạnh mẽ, trầm mặc, cao bổng hay du dương, thanh thoát…mang
sắc thái dân ca hay nhạc khúc đương đại. Nhưng chưa thể xác định bài hát đó
“sến”(qui ước) hay “trẻ”? Trừ khi bạn cảm thấy “dị ứng” hay “biểu cảm” về phong
cách trình diễn, nội dung ca từ, giọng
hát và cách nhả từ của ca sĩ đó…
3)
Giọng hát và diễn ca:
Mỗi người có chất giọng, cách nhả từ
khác nhau và thường sẽ phù hợp với giai điệu, âm vực với ca khúc nào đó…Và đương
nhiên không phải bài hát, thể loại nào cũng dành cho mọi ca sĩ.? Điều đó phụ
thuộc vào tình cảm, ý thức, năng lực của ca sĩ…Nếu như “phiêu”, “mùi” hay “hot”
quá độ cần thiết, thì cũng bị cảm thấy là…“sến” rồi.(?). Những bài hát người ta
gọi là “trẻ” hay “đỉnh”… đôi khi sẽ bị “sến” nếu ca từ vụn vặt, ngây ngô, cợt nhã, học
đòi ngớ ngẩn “ngoại” hoá(sản phẩm coppy).
Tại sao mọi người “đành phải” thừa nhận và có cảm xúc khi ca
sĩ Khánh Ly hát nhạc Trịnh Công Sơn? Tất nhiên…chưa hẳn là người ta khen giọng
ca hay, đặc biệt hơn ca sĩ khác, hoặc nhạc Trịnh là số 1, khó hát?….mà bởi vì chính
là thừa nhận phong cách trình bày phù hợp nội dung, cách nhả từ gọn gàng, trao
tặng về thính giả một cách trong suốt không hề kịch tính, không có “tư duy”, bóng
dáng cái “tôi”của Khánh Ly lồng vào đó…dòng nhạc nhịp nhàng, không vội vàng hay
lơ lững…Cứ thế, tuôn nhả ra từng ngôn từ mạch lạc, rõ ràng, hiện hữu…mà nhờ đó mọi
người thả mình thong dong, tình tự với tâm tư đi vào cảm xúc…
Tất nhiên, ý đồ mỗi tác phẩm mỗi khác, kịch tính hay không?
Đều phụ thuộc vào nội dung và ca từ: Cao trào, màu sắc hay khiêm nhường…Nhưng,
một ca sĩ thực tài, có kỹ năng xướng âm, có tri thức ngôn ngữ và kiến thức tâm
lý chung của thính giả…sẽ không đi theo cái “hứng”cá nhân tuỳ tiện, phá cách
dòng nhạc, hoán chuyển linh hồn tác phẩm, phát âm khoe giọng kiểu cách vô lối,
lở dở, thừa mứa gây khó chịu, dị ứng? Vì dù theo lối hát ca kịch nào…phát âm
bằng giọng bụng, cổ hay lưỡi…cũng phải để cho người ta hiểu nghĩa một cách
chính xác ngôn ngữ. Nếu không, dù chất giọng, kỹ thuật thanh nhạc điêu luyện
của bạn tầm “chuyên nghiệp”, cỡ “Diva” nào cũng sẽ…làm phiền lòng người khác
(phi nghệ thuật)?!.
4)
Ca từ:
Trong
ca khúc…ca từ thường được mọi người chú ý đầu tiên. Nhiều người cũng
có suy nghĩ rằng: Một bài thơ được làm đúng luật, hợp vần…thì chỉ mới là “Vè”
chứ chưa phải là “Thơ”. Nếu vậy, ca từ nếu chỉ là ngôn từ triết lý suông, vu
vơ…chưa hẳn là bài hát đã có giá trị hiện thực để tồn tại?
Sự
phân biệt ngôn ngữ trí thức và ngôn ngữ bình dân nếu cùng một ý tưởng thì giá
trị cũng như nhau, chẳng qua khác biệt là nhằm vào nhóm đối tượng khác nhau…và
văn hoá nhân sinh, học thuật thường gắn liền với tính cách, lề lối giao thiệp
nhiều hơn, nên không ai vin vào đều đó để tự cho mình là đỉnh cao ngôn ngữ. Với
lại nghệ thuật phục vụ nhân sinh, hay nghệ thuật vị nghệ thuật là điều tuỳ
biến, không cần tranh cãi (?) Nhưng hãy nhớ chuyển tải tâm tình cho nhiều người
nghe, cảm thông được là điều luôn được ưu tiên…
Vì
vậy, có thể quá khắc khe không? khi chúng ta lấy ca từ dành cho mỗi đối tượng
riêng: Nhi đồng, thiếu niên (teen) và người lớn ra mà so sánh nghĩa bóng, nghĩa
tối? Cũng như chẳng ai lấy buổi hoà nhạc cổ điển ra mà so đo sân khấu ca kịch,
đại nhạc hội…
Tuy nhiên, cũng phải nói rằng: Dù văn chương triết lý chưa
bao giờ phân biệt ngôn ngữ sang trọng hay bình dân…Nhưng, dù dùng ca từ nào thì
yêu cầu phải có giá trị nhất định về nghệ thuật, văn học diễn cảm, có vốn từ
xác định! Ngoài ra, nội dung phải mạch lạc, có giá trị tác phẩm hiện thực,
thưởng ngoạn, dễ nghe…điều này, tôi nghĩ chẳng có gì cao siêu? Vì trừ những
người nhắm mắt làm ngơ…thì với công chúng ai cũng biết so sánh, tự hiểu và đánh
giá được!
5) Đoạn
kết: (tâm tình):
Thật
ra, tôi chỉ là hậu duệ…qua một thời “vàng son âm nhạc”. Hồi bé(12 tuổi)tôi đã đam
mê nhạc Rock venture (nhạc không lời)…Nhưng, số phận(!) càng lớn tôi lại càng
thích đủ thứ (cười). Thật là may mắn cho điều đó! Vì hoàn cảnh…tôi phải tập tành
chơi tất cả các dòng nhạc, mọi tiết điệu, các ca khúc của nhiều tác giả…kể cả
những thể loại dân ca, du ca, đoàn thể tôn giáo (đạo phật, nhà thờ), nhạc “vàng”,
nhạc “đỏ”…và cũng thích nghe cải lương hay thỉnh thoảng xem hát Bộ, ngó Chèo vì
tò mò...
Và tôi
vô tình nhận ra rằng: Hoàn cảnh thời cuộc, đời sống tâm tình con người thật là đa
dạng…Cuộc đời có những ngõ rẽ cao thấp khác nhau, nhưng tâm hồn con người luôn
chảy về một vùng trũng cảm xúc. Vì vậy, tôi cũng dễ dàng quên đi thân phận, Không
thấy đối tượng đó sang trọng hay thấp hèn…Bởi vì, bạn rất khó thoát khỏi con
tim, khi lý trí chỉ còn là giai điệu, ngôn từ yêu thương. Bạn sẽ rất khổ sở mà
phân biệt tuổi tác khi đã cùng chung một cảm xúc…
Nhìn
sâu hơn nữa giá trị từ trong văn chương cách tân, tư duy bình đẳng giới của nhóm
“tự lực văn đoàn”, Dòng thơ mới đầy phóng
khoáng (thập niên 20- TK 20) và các ca khúc tâm sự, tình yêu…thường dành cho
giai điệu bolero(thịnh hành từ 1960) đầy thiện cảm mộc mạc và chân thành…Vốn là
điểm khởi đầu, cuộc cách mạng văn hoá thay đổi tư tưởng nho giáo trì trệ…Là mốc
bước vào kỷ nguyên hiện đại thi ca, văn hoá
mới cho sau này…
Tôi cũng đã từng nghe
đâu đó những âm thanh chập chững, giữa giao thời lúng túng…
Giữa lúc
nền ca nhạc trong nước gần như lộn xộn chê khen, bấp bênh như chiếc thùng
rỗng…lênh đênh lạc lõng giữa nền âm nhạc đại dương, chưa hiểu được nơi đâu là
bến đổ, mặc dù người ta rất cố gắng giương buồn căng gió…
Nhưng muốn thay đổi được tư duy sáng tác lẫn thẩn hay văn hoá thưởng
thức giao thời lẫn quẩn…là điều không thể dựa vào sự tiêu khiển kiến thức, mặc
cả tư tưởng, cố chấp, xem thường giá trị nghệ thuật thưởng thức và tâm tư chân
chính khán giả. Bởi vì, nghệ thuật không dành cho tư duy vật chất, trò chơi độc
đoán hoặc lấy đồng tiền ra ngã giá…nếu có, đó chỉ là sân chơi cờ bạc “may nhờ,
rủi chịu”…
Bạn
có thể dễ dàng tạo ra những con robot trình diễn, nhưng không thể tạo ra tâm
hồn, cá tính âm nhạc. Nếu cần tài năng và cảm thụ nhân sinh…thì không nên coppy
tác phẩm giống nhau, sản xuất hằng loạt những con búp bê đồng điệu, cùng một
sắc màu...Và có lẽ, người ta không nên nhầm lẫn với nhiệm vụ giới hạn làm thầy
và kẻ cai trị vòi vĩnh…
Mỗi
thời có một nhu cầu, sở thích khác nhau. Mỗi người đều có tâm trạng và cảm nhận
khác nhau…Nhưng, bạn đừng đặt mình vào một vị trí không di chuyển, dù đó là quá
khứ hay tương lai…(?)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét