Khoảng
cách thế hệ…?
(một chút suy luận.)
Có một
vài bài viết trên báo chí, trang mạng…đều cho rằng sự xảy ra xung đột, mâu thuẫn
giữa các người lớn tuổi (bố mẹ) và trẻ tuổi(con cái) là điều tất yếu…?
Sẽ rất
không may…nếu nhiều người cũng đơn giản nghĩ như vậy?
Vì, sự thật…các thế hệ khác nhau
là buộc phải có mâu thuẫn hay không?.
Gồm các lý do:
- Tuổi tác khác nhau, nên tâm sinh lý khác nhau…( kinh nghiệm và thực dụng)
-
Thời đại biến chuyển, xã hội thay đổi…nên nhu cầu hiện thực sống khác nhau (tư
tưởng, phong cách…)
Theo tôi …Thật ra, rất nhiều những lý do gây ra mâu thuẫn trong cuộc sống. Và nó không hề phân biệt thế hệ này với thế hệ khác. Thậm chí càng gần nhau khoảng cách càng mâu thuẫn do va chạm quyền lợi, hoặc do cận tâm lý cạnh tranh, cầu toàn như: Người trong một nước, chồng với vợ, anh với em, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…và cả hai người yêu nhau nữa.?
Sự mâu thuẫn…nó nằm trong hầu
hết về quan điểm sống hay ích kỷ cá nhân chứ không phải bắt nguồn
từ điều kiện xã hội phát triển như
nhiều người nghĩ. Và vì vậy, nó càng không liên quan đến tuổi tác(nhất là
cha mẹ và con cái) về tâm sinh lý hay kinh nghiệm sống tạo ra cách nhìn nhận
khác nhau để…dẫn đến mâu thuẫn.
Giả định xét về mặt nhân sinh quan học vấn sai lầm:
- Kinh nghiệm sống…có thể dùng
cho người này, nhưng không cần cho người khác, hoặc hạnh phúc của
mình muốn, không phải loại hạnh phúc người khác cần như nhiều người có
tuổi tác… “bảo thủ” vẫn nghĩ.
- Còn tri thức xã hội hay phương
tiện phát triển khoa học và hình thức, phong cách là kế thừa lẫn nhau, chứ
không phải chông chênh…để mâu thuẫn với nhau như phần lớn người trẻ tuổi... “nông
cạn” suy diễn.
Vì vậy, sự khác nhau của hai thế
hệ? nếu có, chỉ là khác về nhu cầu chứ không
phải là mâu thuẫn cuộc sống!
Sự hận thù khó hoà giải nhất giữa người với người? chính là tư tưởng, quan niệm sống…Và đây, chính là điều phi lý nhất của con người so với những tranh chấp, đấu tranh sinh tồn vật chất…Vì tư tưởng quan niệm sống xã hội con người thường nằm trong tâm niệm thói quen: thực dụng xô bồ hay kiểu cách khách sáo, hoặc trên dạng “lãng mạn” lý thuyết quá xa xôi …Đó là chưa nói đến sự phân biệt đối xử bảo thủ bản sắc văn hoá: Dân tộc, vùng miền…
Tư tưởng con người thường phụ
thuộc vào nhận thức…nhưng nhận thức phụ thuộc vào điều kiện giáo dục và hoàn
cảnh sống. Sự hụt hẫng giữa lý thuyết và hiện thực, chính nó gây ra nhân cách những
mâu thuẩn, mà thực ra không đáng có …
Những xã hội chuyển đổi tuần
tự và sự kế thừa theo qui trình phát triển, vốn đã mặc định tự nhiên.
Trong khi đó lại có xã hội thay đổi quá nhanh, không lề lối, đột ngột…nên gặp sự
cố chênh lệch phương tiện với tư duy khoa học. Điều này, cũng chứng tỏ sự mâu
thuẩn chỉ nằm trong một hoàn cảnh trớ trêu, do sự điều hành lúng túng của một xã
hội hoang mang nào đó mà thôi.
Ngoài ra, ai cũng nhận thấy: Do ảnh hưởng quan điểm học thuyết có nguồn cội từ “môi trường” từng khu vực tạo ra…nên nhân sinh quan của phương đông và phương tây có khác nhau về nhận thức cấu tạo xã hội và giáo dục gia đình, con người…cũng như hình thức, luận điểm: Luân lý, lễ nghi, đạo đức, tư tưởng sản sinh ra luật lệ khác nhau…
Nhưng theo cá nhân Tôi thì…Chưa ai dám bảo rằng: Bổn phận làm người, lòng
hiếu thảo hay trung
quân ái quốc hoặc tâm linh mỗi nơi
mỗi khác. Có khác chăng là phương thức giáo dục khác nhau, hành xử yêu thương
khác nhau mà thôi. Nếu như cho rằng tất cả đều đúng? thì cũng có 2 hệ quả (tư
tưởng, lối sống) khác nhau: Ổn định hoặc thay đổi? Trong khi đó tương lai luôn
là sự vận chuyển của thời gian…
Thời đại hôm nay, nền văn minh con người (phương tây) phát triển quá nhanh. Chưa đầy nửa thế kỷ, các phát minh khoa học kỹ thuật về phương tiện phục vụ mục đích cuộc sống con người hiện hữu, đã thống lĩnh hầu hết quân sự lẫn kinh tế toàn cầu…buộc các xã hội (phương đông) phải hoà nhập…cạnh tranh theo, nếu không muốn bị lạc hậu, thua thiệt…
Nhưng, nhu cầu sống luôn là thực
tế, cũng không hẵn là mâu thuẫn quá khứ. Vì con người tự mâu thuẫn với xã hội…chứ
xã hội làm gì mâu thuẫn với con người. Khoa học cũng vậy, có cả kế thừa và huỷ
bỏ…Sự thích ứng với hoàn cảnh cũng cần đòi hỏi kiến thức và lòng bao dung…
Sự hội nhập thông tin của giới trẻ thời @, của “thế giới phẳng” sẽ làm họ thay đổi những quan niệm hạn chế khả năng thích ứng…Và để bình đẳng với văn minh thế giới, họ phải có phong cách, quan điểm sống phù hợp là lẽ tự nhiên. Văn hoá, phong cách sống của người lớn tuổi cũng sẽ tự điều chỉnh tuỳ theo mức độ phù hợp, hoà đồng là điều đương nhiên…(Tuy vậy, các bạn trẻ nên biết rằng: Kỹ thuật hiện đại cũng cần có ý tưởng văn minh điều khiển nó? Mà tư tưởng nhân sinh văn minh không hề có qui định cột mốc đong đếm thời gian, thế hệ…)
Cho đến hôm nay, các nước châu âu phần lớn có thể chế luật
pháp năng động thích ứng với mưu cầu hạnh phúc cá nhân con người hiện đại…Nhưng,
các nền văn hoá đặc trưng về bản sắc đất nước của họ xem ra vẫn chưa có gì thay
đổi lớn. Vì vậy, mỹ từ “thuần phong mỹ tục”xa xưa? Đôi khi, chỉ là…mượn danh
hoặc quá lo xa vời.
Vì vậy tôi tự hỏi: Thật sự là có sự mâu thuẫn của thế hệ?…Hay chẳng qua là thói quen mới, cũ khác về nhu cầu, điều kiện sống của tuổi tác? hay đơn giản chỉ vì sự lo lắng của thế hệ đi trước cố tình áp đặt ảnh hưởng đến tự do suy nghĩ, nhu cầu, hành động của thế hệ đi sau…
Riêng tôi, trong quá trình
sống…Tôi chẳng thấy có khoảng cách nào là giới hạn cả, nên tôi nghĩ: Đôi khi,
nhiều người sử dụng từ ngữ nặng nề, nghi thức, danh hiệu…dễ dẫn tới sự ngộ nhận
là mâu thuẫn. Vả lại, mâu thuẫn không phải bao giờ cũng đem đến hệ quả
xấu…Và xấu hay tốt chỉ là do không chịu ngồi lại giải quyết mâu thuẫn, hoặc nền
tảng đạo đức giáo dục tha nhân không dựa trên sự công bằng thực thi pháp luật…mà
lại dựa dẫm trên một lý lẽ truyền thống, công lao mơ hồ nào đó…
Điều quan trọng, phải nghĩ rằng: Sự hoà đồng sẽ làm rút ngắn bớt khoảng cách tư tưởng…và khi tôn trọng lẫn nhau thì sẽ khai sáng giá trị học vấn nhân sinh.
Nếu
được vậy, thì hãy cứ yêu thương nhau đi…Vì những sở thích khác nhau không có gì
là quan trọng nữa. Có lẽ, mâu thuẫn suy
cho cùng! chẳng qua là sự hiểu lầm…?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét