Xếp loại…đạo đức
Một
bà mẹ láng giềng đang…răn dạy đứa con của mình. Cứ một câu hỏi “tại sao” là bà
quất một roi vào mông đứa nhỏ:
-
Tại sao: “không thường xuyên học bài” hả?
- Tại
sao “chưa chấp hành tốt nề nếp”…hả?
- Tại sao“Không tham gia tốt các phong trào”…hả?
- Rút
cuộc là…Tại sao để bị xếp loại đạo đức yếu …hả?
À…thì ra bà mẹ đang cầm bảng xếp loại…cuối
niên học. Vừa đọc từng chữ(như đọc diễn văn) vừa…nhịp roi.
Tui cũng
ngạc nhiên…lục lọi mọi ngôn ngữ Việt
để hiểu…và suy diễn:
-
“Không thường xuyên học bài” có nghĩa cũng có học…lai rai. Nhưng mà thầy cô nào? mà giỏi (hiện đại) thiệt! biết học
sinh ở nhà không học bài?(chắc gắn camera…) Biết đâu có đứa cố học mà vì không
có năng khiếu học thuộc lòng? Chà!chà…nếu
ghi: “Ít khi…thuộc bài”…thì tui đã hiểu, khỏi suy luận rùi…
-“Nề
nếp” tui đã thông minh dịch ra là…nội qui
nhà trường. Má ơi!...vậy mà lúc đầu tui cứ tưởng thằng nhỏ học lớp 8 rồi mà còn
luộm thuộm, bừa bãi…mọi thứ, chả phân loại được nếp, tẻ gì cả…(ủa nhầm hông ta?).
-
Chuyện “phong trào”…tui phải phân tích một chặp mới hỉu…được sự “chấp hành” liên quan trong công tác sinh hoạt Đoàn,
đội, lớp, trường gì gì đó…(mù mờ quá!).
Nhưng 3 điều trên chưa có gì đáng “hot’…bằng từ ngữ Đạo đức
yếu .
Giả
dụ (he he): “Đạo đức” là Hạnh kiểm
của học sinh, “yếu” có nghĩa là…kém!
Thì thiệt tình “thằng tui”cũng chẳng biết đóng ngoặc kép từ nào. Công nhận…(ặc)ngôn ngữ phê bình, nhận xét mà cũng
dùng chữ…tượng hình, tượng ý (sáng tác) nghe có vẻ ngôn ngữ văn học…nói, hơn là ngôn ngữ văn bản viết…
Cái
kiểu này…phải xuất bản quyển từ điển đạo
đức để…phân biệt rạch ròi cụ thể mới được. Nếu không sẽ nhầm lẫn…thuộc về
lương tâm, hành động hay học hành giỏi dở.
Nghe
bà mẹ phán một câu rất “lôgich”:
-
Những đứa đạo đức yếu là bao giờ cũng
học sinh…yếu! và suy ra…mày học dốt
là đạo đức mày không tốt…
Nghe
câu này hình như…”miên man” chút gì đó mệnh đề đảo hay triết học…suy tưởng (Oái
ăm!).
-
Con nhà người ta là học sinh tiên tiến
mà tại sao mày…lùi?
Có
nhiều người nói ngôn ngữ…mình đa dạng
và…rộng nghĩa. Tui không biết đó là ý khen chê, tự hào hay bực dọc? Nhưng, với
“thằng tui”từ xưa đến nay chỉ nghĩ từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa đơn giản lắm: Xấu với tốt, yếu với mạnh, khá với kém, hoặc tiên tiên với…hậu tiến (ha ha).
Nghe
Tui thổ lộ tư duy…chắc mọi người cười…ruồi cho rằng: Tui “yếu”vốn từ, hay quá chân chất, mộc mạc, thiếu lãng tử ngôn ngữ sâu xa, cải cách, đổi
mới (he he)…
Hôm
sau…được dịp, tui gợi ý bà mẹ hàng xóm nọ:
-
Thằng cu bên nhà…thấy ít đi chơi đàn đúm, có vẻ vâng lời bố mẹ quá ha?
Bà
mẹ vui vẻ:
-
Dà…nó ngoan lắm anh, không dám cãi lời em bao giờ…Ở gần nhà, anh biết mà!
-
Ừa…! trông nó có vẻ hiền lành…
- Nó
hiền khô à…con chó, con mèo cũng không đánh đập bao giờ…
Tui
thắc mắc:
-
Ủa…sao hôm qua, vừa đánh vừa bảo đạo đức nó kém…lắm!
Bà
mẹ thanh minh:
-
Đâu có anh!...chỉ yếu thôi…(ủa)
Nói
đến đó…bà mẹ bỗng hoang mang…còn Tui thì ngỡ ngàng !?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét