Tâm hồn và vật chất…
(Một chút tư duy…)
(Một chút tư duy…)
" Những kẻ
tự cao thường che dấu khuyết điểm nào đó!"
Có một thời gian dài…người ta hay tranh luận nhau về vật chất và ý thức (chủ thể cơ bản) Đối tượng tranh cãi này, đâu phải để tranh luận, lý (vì có từ nguyên thuỷ). Mà với cho mục đích quan điểm cơ cấu xã hội.
Thật ra, có cái gì không sinh ra từ vật chất? và có những vật chất nào? cần phải tạo dựng bằng ý thức. Có những vật chất con người… rờ, thấy được. Có những vật chất chỉ cảm nhận…
Tâm hồn con người đâu chỉ là huyền thoại. Lương tâm đâu phải tung tăng trên hè phố cho người ta thấy!và vật chất cũng không phải lang thang mãi với thời gian. Nhưng sự chuyển dạng của tâm hồn và vật chất bao giờ cũng là sự phân ly. Một sự phân ly thường đem đến hệ quả cao thượng. Nguồn sống vật chất đối với con người là giới hạn, còn nguồn sống của tâm hồn người là bất tận, sáng tạo không ngừng…
Tâm hồn và vật chất tất cả là hiện sinh…nhưng sự hiện thực khác nhau trong một bản thể. Sự cảm thụ vật chất càng cao thì tâm hồn càng sơ cứng. Tuy nhiên, nếu không còn cảm thụ được vật chất thì tâm hồn sẽ băng giá.
Ai cũng biết! vật chất là nguồn nuôi dưỡng con người. Nhưng ít ai biết rõ nuôi dưỡng tâm hồn mới tìm được hạnh phúc. Vật chất chỉ là hình hài, còn tâm hồn làm nên giá trị hình hài đó!
Trong tình yêu thương nếu không có tâm hồn, thì tình yêu thương ấy sẽ biến thành: Ích kỷ, vụ lợi…mà vật chất luôn là món ăn làm dị ứng tâm hồn người. Người ta có thể đi tìm vật chất bằng nhiều phương tiện. Nhưng người ta sẽ không thấy và không biết! Tâm hồn là gì? Nếu người ta không tư hoà nhập bản thể của mình vào giữa cuộc đời hiện hữu…để sáng tạo nên tâm hồn cho vật chất! Bởi vì, con người muốn có tâm hồn, người ta phải nhận thức được giá trị đồng điệu của thiên nhiên.
Vật chất có thể tạo ra ý thức. Học vấn có thể gầy dựng đạo đức. Nhưng tâm hồn con người phải có từ nổi niềm riêng của vạn vật. Lấy học vấn và thể chất người ta có thể mổ xẻ tâm sinh lý con người. Nhưng tâm hồn con người không lệ thuộc vào điều ấy! Vì tâm hồn người không đơn thuần bằng lý tính.
Có lẽ, xét về phản ứng tâm lý con người: Một người luôn xun xoe về hình thức thì có thể chỉ ở trong một tài năng kém cỏi, ai khoe về kiến thức thì người đó hay học vẹt…Ai tự đắc về danh vọng, tiền tài họ luôn thiếu thốn hay bệnh hoạn về tâm hồn. Và kẻ tự cao thường che dấu khuyết điểm nào đó!
Không biết có phải? tâm hồn có phát triển theo thời gian không. Nhưng tâm hồn cần cảm xúc trãi nghiệm, nuôi dưỡng giữa cuộc sống, khi mà vật chất luôn thiếu thốn và không ổn định. Người ta không thể có đạo đức đích thực trong một tâm hồn trống vắng!Một người có tâm hồn nhạy cảm, họ sống tốt với tha nhân như tốt với chính mình. Tâm hồn sinh ra yêu thương. Và yêu thương không đơn thuần chỉ là nguồn sống mà còn là Sự tồn tại…
Có một thời gian dài…người ta hay tranh luận nhau về vật chất và ý thức (chủ thể cơ bản) Đối tượng tranh cãi này, đâu phải để tranh luận, lý (vì có từ nguyên thuỷ). Mà với cho mục đích quan điểm cơ cấu xã hội.
Thật ra, có cái gì không sinh ra từ vật chất? và có những vật chất nào? cần phải tạo dựng bằng ý thức. Có những vật chất con người… rờ, thấy được. Có những vật chất chỉ cảm nhận…
Tâm hồn con người đâu chỉ là huyền thoại. Lương tâm đâu phải tung tăng trên hè phố cho người ta thấy!và vật chất cũng không phải lang thang mãi với thời gian. Nhưng sự chuyển dạng của tâm hồn và vật chất bao giờ cũng là sự phân ly. Một sự phân ly thường đem đến hệ quả cao thượng. Nguồn sống vật chất đối với con người là giới hạn, còn nguồn sống của tâm hồn người là bất tận, sáng tạo không ngừng…
Tâm hồn và vật chất tất cả là hiện sinh…nhưng sự hiện thực khác nhau trong một bản thể. Sự cảm thụ vật chất càng cao thì tâm hồn càng sơ cứng. Tuy nhiên, nếu không còn cảm thụ được vật chất thì tâm hồn sẽ băng giá.
Ai cũng biết! vật chất là nguồn nuôi dưỡng con người. Nhưng ít ai biết rõ nuôi dưỡng tâm hồn mới tìm được hạnh phúc. Vật chất chỉ là hình hài, còn tâm hồn làm nên giá trị hình hài đó!
Trong tình yêu thương nếu không có tâm hồn, thì tình yêu thương ấy sẽ biến thành: Ích kỷ, vụ lợi…mà vật chất luôn là món ăn làm dị ứng tâm hồn người. Người ta có thể đi tìm vật chất bằng nhiều phương tiện. Nhưng người ta sẽ không thấy và không biết! Tâm hồn là gì? Nếu người ta không tư hoà nhập bản thể của mình vào giữa cuộc đời hiện hữu…để sáng tạo nên tâm hồn cho vật chất! Bởi vì, con người muốn có tâm hồn, người ta phải nhận thức được giá trị đồng điệu của thiên nhiên.
Vật chất có thể tạo ra ý thức. Học vấn có thể gầy dựng đạo đức. Nhưng tâm hồn con người phải có từ nổi niềm riêng của vạn vật. Lấy học vấn và thể chất người ta có thể mổ xẻ tâm sinh lý con người. Nhưng tâm hồn con người không lệ thuộc vào điều ấy! Vì tâm hồn người không đơn thuần bằng lý tính.
Có lẽ, xét về phản ứng tâm lý con người: Một người luôn xun xoe về hình thức thì có thể chỉ ở trong một tài năng kém cỏi, ai khoe về kiến thức thì người đó hay học vẹt…Ai tự đắc về danh vọng, tiền tài họ luôn thiếu thốn hay bệnh hoạn về tâm hồn. Và kẻ tự cao thường che dấu khuyết điểm nào đó!
Không biết có phải? tâm hồn có phát triển theo thời gian không. Nhưng tâm hồn cần cảm xúc trãi nghiệm, nuôi dưỡng giữa cuộc sống, khi mà vật chất luôn thiếu thốn và không ổn định. Người ta không thể có đạo đức đích thực trong một tâm hồn trống vắng!Một người có tâm hồn nhạy cảm, họ sống tốt với tha nhân như tốt với chính mình. Tâm hồn sinh ra yêu thương. Và yêu thương không đơn thuần chỉ là nguồn sống mà còn là Sự tồn tại…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét