Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Thông minh...


  Thông minh…
(Câu chuyện bè bạn…)
  
   Phải chăng những đứa trẻ thuộc nhóm học sinh giỏi là những đứa trẻ thông minh?
   Những người có học vị cao là những người thông minh?
   Những nhà chính trị, quân sự nổi tiếng là những người thông minh?
   Hay là những người thành đạt là kẻ thông minh?
   Ngôn từ “thông minh” thường được diễn giải về khả năng nhận thấy những gì nằm sau bức tường phía trước mặt…Nghĩa là người đó có khả năng nhìn thấy bằng trí tuệ.
   Định nghĩa về sự thông minh của con người theo thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner (Nhà tâm lý học nổi tiếng) cho rằng có 7 loại thông minh khác nhau : khả năng ngôn ngữ, khả năng lý luận-toán, khả năng hiển thị không gian, khả năng cử động, khả năng âm nhạc, khả năng liên hệ xã hội, khả năng tự hiểu. Gần đây, ông thêm vào danh sách này khả năng về môi trường và ông đang suy nghĩ về khả năng triết lý,  tự đặt câu hỏi về số phận.
   Như thế, một cá nhân có thể giỏi trên một vài bình diện chứ không phải giỏi tất cả…nghĩa là khó có người thông minh, giống như cụm từ “Nhân vô thập toàn” như ý các người xưa thường nói.
   Ngay cả “Test” chỉ số EQ cũng chẳng nói được gì nhiều. Vì chỉ số này được đánh giá dựa vào câu hỏi và tỉ lệ tuổi tác…Trong khi đó đời người lại phụ thuộc nhiều về kinh nghiệm, môi trường, xã hội, từng giai đoạn tuổi tác và cả sự thay đổi bằng sinh học nữa…đó là chưa nói sự thông minh của hôm nay chưa phải là ngày mai? Ngay cả cái “genne di truyền”cũng còn thiếu nhiều về yếu tố cơ bản…
   Trong các trường học, thì thường những học sinh người Á đông phần nhiều là học sinh giỏi. Nhưng, hầu hết là nhờ sự cố gắng tập trung cao độ, quan niệm “hiếu” học để thành đạt, và có thế đi nữa cũng chỉ tạo nên những học sinh xuất sắc học bài trong lớp học mà thôi (?)…Trong khi đó, xã hội của những “học sinh xuất sắc” lại kém rất nhiều về lĩnh vực kiến tạo xã hội văn minh, phát triển khoa học. Đã vậy, nhiều nhà lãnh đạo của họ lại luôn nói rằng “dân trí thấp” và vì vậy, khó mà hình thành nên nền dân chủ, pháp trị như tây phương (?).
   Thật ra, “Nhân vô thập toàn”, không có người nào tự nhiên hội đủ là người thông minh là điều may mắn(!). May mắn ở chỗ…là chúng ta học được vài điều ở nhân vật thần tượng chứ không sùng bái thần tượng. Nếu vậy, xã hội luôn ở phía trước, thuộc về tất cả mọi người và cũng có nghĩa, có khả năng bình đẳng thông minh như nhau như  nhau…(!)
   Về mặt “lý thuyết luận” (Howard Gardner) xác lập sự thông minh như trên…thì ít nhất mỗi người trong chúng ta có thể nhận thức rằng: Sự giỏi giang và thông minh có thể chia đều cho nhau, cần dựa vào quần thể đa dạng để dễ tạo nên sự “thông minh”(văn minh) hoàn thiện cho một xã hội…Và cũng dựa trên triết lý đó môi trường giáo dục sẽ hình thành nhiều mục tiêu huấn dục, mở rộng nhu cầu, năng khiếu…tôn trong lĩnh vực tài năng con người, hơn là cái tháp nhọn “rung chuông vàng”may rủi, thuộc làu dữ liệu…
   Sự trưởng thành của một con người thông minh ở một lĩnh vực nào đó cho xã hội…phần lớn là phụ thuộc vào điều kiện, quan niệm, hành xử của người lớn, cha mẹ và giáo viên…Cái cách vô tình hay hữu ý buộc đứa trẻ học tập “tài năng” theo mình là điều phi lý và tội lỗi cho một xã hội tương lai…mà còn là sự xúc phạm, kìm hãm giá trị riêng, thế mạnh của đứa trẻ. Sự thiếu thốn hay nô lệ cho một trong những điều kiện: Trí dục, đức dục và thể lực đã là một khuyết điểm lớn của sự tồn tại…chứ đừng nói chi vội đến tài năng, nhân cách.(?)
   Xét về ý nghĩa thông minh, thì theo đó cũng có thể tạo ra cơ hội cho những người thông minh hoặc hình thành xã hội thông minh!
   Theo UNNESCO “thông minh xã hội”(ứng xử, cư xử..) được xem là giá trị cơ bản, rõ ràng của sự thông minh con người, xã hội…Vậy, thử tự hỏi mình và xã hội chúng ta đang sống, hoặc ngay trên thông tin báo chí, giao lưu “mạng” blog…ta đã biết thế nào là thông minh và cấp độ thông minh chưa nhỉ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét