Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Kiếp cầm ca...


Kiếp cầm ca…
(Vác bút giang hồ…)
                      Thay cho lời trần tình:
                   “- Xin chào…Thenhan@...
- Hổng dám, hổng dám…chào Huynh-Tỷ, vãng bối xin được lĩnh giáo…
- Thiên hạ cầm kiếm đi giang hồ, còn “bút khách đại hiệp” đi lang thang lỡ gặp cường hào, ác bá…lấy “ chiêu” gì chống đỡ?
- Đa tạ, đã chỉ giáo…Tại hạ mạo muội đi giang hồ đâu phải trừ gian diệt bạo, hoặc như hiệp sĩ Don Quixto đánh bại những gã khổng lồ ảo tưởng để cứu nàng Dulcinea xinh đẹp, xứ La Mancha…mà chỉ để tìm bí kíp “hạt bụi” bay về đâu thui…
- Bảo trọng… bút rè!
- Đa tạ, đa tạ…”
   Vào thì quá khứ, xã hội xa xôi…một trong những nghề mưu sinh được đánh giá thấp nhất là nghề Ca kỹ. Vì từ trên các đế chế, quan lại, cho đến mọi giới thị dân, xuống tới tận kẻ thấp hèn…vẫn nghĩ nó là loại“xướng ca vô loài”.(chắc thượng đế cũng phải tò mò).
    Hình như…kiếp cầm ca cũng có 3 loại: Loại Hát rong, Chuyên nghiệp Du ca (Tui loại cuối cùng). Đó là chưa nói loại Karaoke…(hơ hơ).
   Đừng tưởng (đây)đang nói đùa, thiệt đó (!?)…
   Cái thuở, còn là “thèng”Cu bé tẹo…thấy ông già mù rách rưới,  quýnh đàn cho đứa con gái bé tí ti…áo quần nhăn nhúm sếch-xi hở rún, tóc xơ rối bết mồ hôi, say sưa hát chuyện tình “Lan và Điệp”…vừa dắt gậy dẫn đường, tay cầm lon sữa bò ăn mày đường phố. Không biết do lời ca kể lể sầu thảm, hay giọng ca lay động cõi trần ai…khiến xui, thỉnh thoảng lại đi theo tò mò, lang thang khắp phố chợ, lẩm nhẩm hát rong…(ủng hộ)
   Thời niên thiếu, Hắn tham gia các đoàn thể tôn giáo, xã hội...hát vì tâm tư, tình người, tình quê hương ẩn chứa thân phận, như một kiếp du ca rong ruỗi…Và cứ thế, mặc dù ở hậu trường, ít xuất hiện trên sân khấu, cũng thấy được cái “kiếp tằm” phải nhả…của  nghiệp cầm ca vừa hào phóng tâm tình, vừa lận đận áo cơm…
    “Rất may mắn, khi sinh ra ở thời kỳ cực thịnh của âm nhạc thế giới (thập niên 60-70, thế kỷ 20). Văn nghệ trong nước trở nên phong phú đa dạng, cực kỳ ấn tượng với nền tân nhạc hiện đại. Tuy vậy, các loại hình nghệ thuật dân ca đương đại phát triển cũng không kém…Ngay cả các tuồng cải lương cũng đã làm say mê mọi miền, mọi giới. Có lẽ, đó là mùa cho các nhân tài nghệ sỹ đồng loạt xuất hiện…
   Vì vậy, thằng Tui cũng tham lam: Khoái chơi nhạc Rock venture (style cowboy), mê nghe nhạc“vàng”, thưởng thức cải lương…nhưng lại thích hát nhạc đồng quê, đoàn thể du ca “phản chiến”. Sau này (1975) chơi cho dòng nhạc “cách mạng” gần như cạn kiệt…”.
   Chỉ là Tui…kẻ đam mê rong chơi (đúng nghĩa). Nhưng, dẫu sao cũng từng là lữ thứ chốn thơ ca, là khách lãng du ghé bến tình nghệ sỹ, nên cũng là fan tâm sự, cảm nhận được cái kiếp u hoài vắng lặng dị thường, cái nỗi buồn tênh, chênh vênh giữa cõi lòng trống trãi của kiếp cầm ca…thường khi, rất quanh hiu “một cõi đi về”của giới nghệ sĩ.
  
    Trước đây, nghề cầm ca như là cái nghiệp…ít nhất, cũng gần giống như năng khiếu văn chương, thơ ca, hội hoạ…hoặc tương tự một số công việc cần đến nhận thức, tâm hồn, kỹ năng nghệ thuật khác…
   Nhưng, hôm nay…
   -  Thời thế thay đổi rùi! Nhào dzô thui…
    Thiên hạ (hê hê)…Có thể, liều lĩnh sắp hàng, hoặc chen lấn để thi “Idol” xướng ca… Thiệt mà! hổng tin ha? Chưa hiểu ư?:
   - Không nổi tiếng, không tiền…ai ham hố chi (hỏng sai)
    Với sự thật đó! và từ quan điểm “trống mái như nhau”, bon chen thực dụng thế thời, đã tự ảo tưởng đổi thay thân phận kiếp tằm thành sao…để có nghệ danh“người của công chúng”, biết đâu may mắn được huy chương, tước hiệu N/s ƯT, ND…cũng khai sáng chút gì lý lịch cuộc đời vốn hạn hẹp…
   - Hic…là người của công chúng oai thiệt. Nhưng…bị gọi bằng:“thằng”với“con”không hà…?
    Bây giờ, người ta thành lập nhiều ngành công nghệ đào tạo(dạy) nghệ thuật chuyên nghiệp. Trong đó, có lớp “thanh nhạc” để cho ra Ca sỹ…giống nhau như “gà cùng một mẹ”. Đương nhiên, đã có trường lớp thì phải có bằng cấp…và muốn ca hát thì cũng phải theo qui ước lệ luật, lối lề...
   Tuy có giấc mơ hình thành nấc thang danh vọng đổi đời…nhưng, vẫn luôn là thân phận “kiếp cầm ca”chuyển dạng qua “kiếp cầm micro” mà thui!. Vì, dẫu sao cũng bị lệ thuộc…hoặc chỉ là lá bài trò chơi “PR” của giới kinh doanh bán buôn, mua vui, giải trí cho quần chúng.(nghiệt ngã quá).
   Nói cho có vẻ cay đắng vậy thôi(hu hu)…nghề này cũng đam mê ghê lắm! Với lại, nghề nào không đỗ mồ hôi, sôi bọt mép (ghê quá). Chẳng qua, lối đi ấy thênh thang hay nhỏ hẹp, phiêu bồng qua mấy dặm phong trần…
   Cái kiếp cầm “micro” thời thượng, thời “mì ăn liền” hay bị “xúi quẩy”, vì quá lệ thuộc vào kỹ thuật, công nghệ máy móc. Vì vậy, ca sỹ phần lớn phụ thuộc vào kỹ sư điện tử “trái nghề’ viết kịch bản, đạo diễn (he he). Tập ráp nhạc được bài nào, hát liền bài đó! nếu để lâu bỗng…quên, đành phải hát “nhép”(Cái bài bản chết tiệt!).
    Sự thật, điều kiện kỹ thuật chỉ là một phần nhỏ của một nghệ sĩ tài hoa…Và kỹ thuật “máu” hay “lửa”cũng chỉ là bản chất giả, bên cạnh của tâm hồn nghệ thuật tự nhiên vốn đã thăng hoa…(kể cả lỗi lầm).
  Ngày xưa (không xa lắm)…biểu diễn trục trặc kỹ thuật, “bể dĩa”, bị hớ…khán giả ngúc ngắc cười thông cảm. Còn nếu lên sàn diễn mà múa giọng “chảnh”, hoặc khoe mẻ “tui số 1”hay chỉnh sửa lời ca…Cẩn thận (nói nhỏ) lần sau mà cố leo trèo lên sân khấu…thì đừng nhìn xuống nhá!
   -  Trời… “vắng tanh như chùa bà đanh”… ! (hic).
   Ngày nay, có những buổi tiệc ca nhạc thịnh soạn lém, hoành tráng hơn xưa nhìu…Nhưng, vé mời đại biểu dành chỗ hết trơn trọi, khách hâm mộ thưởng thức vắng bóng, hoặc lác đác buồn hiu, như lá thu rơi cuối mùa…Chỉ thấy tai to, mặt lớn với những tia mắt ti hí dửng dưng xem xiếc …(đau khổ quá).
   Là thời đại cạnh tranh…văn hoá(?) giống như “Hai cô ca sĩ có khen nhau bao giờ?”dành nhau hú hé loạn nhịp…Còn mua mấy “cha” nhạc công 3 vạn, mấy “chả” bán danh mình có 3 đồng. Ngày xưa nhạc sĩ tìm ca sĩ, bây giờ ca sĩ phải “năn nỉ thí mồ”…Nếu không, may rủi thi cử chương trình nào đó, sư phụ giám khảo “xổ” quyển tự điển nhạc ngữ (khó hiểu)…đè mình từ “diva” rớt xuống “thảm hoạ”nhẹ  tựa …mít  rụng (ghê thiệt).
   Đó là chưa nói mấy “ông nội” mạo danh đại diện công chúng, không hiểu âm nhạc tha nhân…tự dưng “ngoại cảm”thành nhà phê bình, làm nghề nói láo “lá cải” có thù lao…Ghét bỏ, thọc mạch đời tư, thọc lét khán giả chọt vào nỗi  đau mưu sinh (oái ăm). Môi trường nào không có “rác”, những đồ “dỏm”thì theo thời gian sẽ tự đào thải thôi mà…Hơn nữa, giữa nhạchát chưa biết ai “dổm”, nói năng dè bỉu, mạt sát “kinh dị” mới ớn…
   Làm ca sỹ thời buổi nhiễu nhương, thị phi …phân biệt ghê lắm! Vì người ta nghe nhạc (bài hát) không phải thưởng thức tâm sự, tấm lòng…mà còn quanh co tư tưởng: Xấu tốt, đẳng cấp sang hèn, triết lý (trời ơi). Đã vậy, bước vào cõi âm nhạc mà còn có mốc thời gian cũ mới, già trẻ…trong khi nó(phong cách)chỉ thuộc về dòng nhạc riêng tuỳ đối tượng: Chân phương, mô-típ, “gu”nào đó…Thái độ, phê phán dòng nhạc này hơn dòng nhạc kia mới ác! đó là chưa nói quan điểm “thanh” nhạc (?).
   Ngày xưa, mua bán lời ca tiếng nhạc. Ngày nay, làm dâu trăm họ…(hic).
   Nhưng…khổ nổi, ai cũng thích hát. Những người không thích hát cũng…ráng vào karaoke “ôm” nữa là…(lạ thiệt)
   Chuyện “cầm ca”là truyện nhiều tập, nhiều kiếp …Nhưng nếu gói gọn có bao nhiêu đó cũng đã là quá… “phiêu linh” rùi. Trước khi tạm biệt:
   - Xin trân trọng cảm ơn, đã chịu khó lắng nghe điệp khúc ngàn đời…Tui hát…! Chụt…(mi gió).  
  
  
  
  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét