Nổ...
( Chuyện vu vơ bên đời…)
Nổ... “BÙM”...là hiện tượng vật
lý do áp xuất không khí tạo ra, làm người ta liên tưởng đến bom, đạn, pháo...
Nhưng vì không có chất nổ, pháo
bị cấm...nên “Nổ” được con người tạo ra bằng nhiều cách: bằng lời nói, bằng viết,
bằng hình thức của cải, vật chất...(lạ quá he?).
Thật
ra…lối nói “Nổ” ở đây, chỉ là ngôn ngữ từ điển chuyển ý dùng cho vở bi hài kịch
thâm thuý…Nó cũng chẳng khó khăn, hay ho gì, vì ai cũng “chế tạo” được, dễ ẹt
hà! Chỉ cần ba hoa khoác loác cái gì đó…hoặc nói qúa sự thật lên một chút là
trở thành hiện tượng “nổ” liền liền, biết địa chỉ luôn hà…
- Ừa ! nhà Ổng… ở gần kho đạn á…
- Thằng chả…thích ném lựu đạn gúm…
Nhưng mà…nếu nổ lẹt-đẹt đì-đùng
như pháo cho đời ham hố(hì)…cũng được. Dzí
dzụ như con trai “gáy” khi tán gái (giống tui dữ), hay “nổ” kiểu hình thức
chơi “nổi” của mấy đứa con gái “chảnh”(suỵt) chỉ thích dạo phố nhí nhảnh với mấy
“thèng”đẹp trai (đoán mò) thì cũng dễ xí xoá…đôi khi, mọi người thích bị nhầm lẫn
tự hào với kiêu hãnh chút xíu, cũng hay hay…
Nổ bằng nguyên nhân xúc tác hoá
học có thể gây thương vong, còn “nổ” hiện tượng văn hoá thì có thể tổn thương…lòng
tự trọng (có không ta?). Nếu “nổ” từ tiệc rượu văng miểng qua nhà hàng xóm thì chẳng sao đâu? cùng lắm là được phong thánh : “Ông thần” con “ngọc hoàng”, đệ
tử lưu linh đang diễn thuyết “triết lý rượu” bài thứ…kết cục là ba phải:
- Ông phải, Tui phải, “cha” kia
cũng phải. Bùm…tất cả đều phải …đúng hông!
đúng hông!(oái)
Nhưng
mâý chuyện lao xao tào lao trên đó! chỉ
là truyện nhân gian truyền kỳ, xưa rùi
“Diễm”…Nay người ta bỗng tiến triển đổi mới, sáng tạo ra cách nổ bằng chiêu
thức“chơi nổi”…Nói theo kỹ thuật hiện đại là“kỹ
nghệ đánh bóng tên tuổi”,chiến lược“PR”(Public
Relations)…Chẳng qua là thuật ngữ kỹ
xảo kinh doanh tiếp thị công chúng đã…bị mấy “cha nội”người tiêu dùng nhầm lẫn mang sang chơi khuyến mãi với thông tin,
văn hoá, giáo dục, nghệ thuật…nên bị “BÙM”không kiểm soát…(kỳ thiệt he)
Đây...là kiểu“nổ” đôi khi khoác
áo công chúng tuỳ tiện, nên ô nhiễm phóng xạ như…bom nguyên tử. Nó gây xáo xào tranh
cãi hỗn mang bất chấp giá trị hiện thực,
nhân cách cao thượng…Dĩ nhiên, Ác liệt
là cái xứ mình (xí-mê) làm gì có được bom cỡ bự …nên chỉ sợ sát thương, bệnh hoạn, huyễn hoặc cho những tâm hồn sơ khai, yếu đuối.
Chứ già minh mẫn hay trẻ đạo đức chỉ bị xấu hổ, mắc cỡ, ốt dột…(nghẹn
lời).
Báo “lá cải”chỉ là ngụ ý, ám
chỉ về thông tin nội dung phần nhiều là chuyện vớ vẩn, vu vơ, tin “vịt”, loại “ba
xu”, rẻ tiền…thì thiên hạ đều dễ biết! Còn đây, xả rác những cụm từ “kích thích”
mới dị ứng…chẳng biết nhặt rác, nhặt ảnh ra sao…?
Chơi “nổi”, nổ la-phanh kiểu rình mò “lộ hàng”, sexual ngôn ngữ bình luận, trần trụi soi mói, dè bỉu, hoặc hà hơi
thêm cho “bả” phồng lớn, nâng cao cho “ổng”nổi cộm các đời tư những người nổi tiếng, ca sỹ, người mẫu, diễn viên…Và dù vô tình
(lỡ dại) hay cố ý (phiêu lưu), thì cũng xúi
dại đọc giả tò mò…bỗng hoá thành những kẻ tội phạm thơ ngây hóng chuyện thầm kín
(chít tui rùi).
Thời @...xã hội thông tin hiện
đại, chỗ nào không có internet? Vậy, đường
phố nào trên thế giới không có rác. Nhưng, rác được người ta duyên dáng lượm bỏ vào thùng cẩn thận…còn
mọi người ở đây thô thiển tuỳ hứng xả
rác bẩn lung tung là chuyện khác nhau của mỗi nơi…(Chậc!nó thuộc về kiến thức, trách nhiệm hoặc ý thức nghề ngỗng gì đó…)
Nổ
bậy bạ…huênh hoang cũng khiến cho người ta văng lên thiên đường biến thành nữ
thần Diva và cũng có khi ai oán dập vùi
xuống sàn địa ngục thảm hoạ…Hic! “sính
ngoại” cũng là biểu tượng bay xa, nhìn rộng…Chợt hiểu: Hèn gì hiện tượng mấy nàng “Diva” xứ mình cố công mặc đồ fashion biểu diễn, tập tành hát “tiếng ngoại”…nghe,
thấy mà thương…(!)
- Ôi! chưa ai dám giới thiệu là danh ca, mà lại dán cái “mác” Diva mơ hồ, lạ hoắc…khó ơi! là khó…
Có lẽ, tâm lý luận miễn cưỡng: Ô hô! Những gì không có,
thiếu thốn người ta hay mơ: Ca sỹ hải ngoại thì thì thích trang phục và hát tiếng
mẹ đẻ…Còn ở đây, người ta phủ áo quần Tây,
gồng giọng opera ca kịch xứ người, hú
hé, ngọ ngoạy kiểu Tây đen cho nó hội nhập, đẳng cấp lạ…dù bài hát chỉ đơn giản là thiết
tha mang âm hưởng nghệ thuật hồn Việt sâu lắng…
Ừ…thì thôi! Hôị nhập quốc tế,
thiết bị công nghiệp hoá, buộc thói quen phải sử dụng, có sao đâu?. Và…Sính ngoại cũng có nhiều hiện trạng: Chữ nghĩa, Hàng hiệu, sexy nghệ thuật, lấy
chồng nước ngoài…cũng do nhiều nguyên cớ: Thuật
ngữ, nghề nghiệp, phong cách, hoàn cảnh…cá
biệt, đời thường thôi mà!
Nhưng, chỉ ái ngại
và xót xa…nhiều vụ nổ khoe mẽ cực đoan
đã làm méo mó tư tưởng và biến dạng xã hội: Thành đạt tưởng mình có tài liều.
Thất bại, thì niềm tin xói mòn, lêu lõng…lòng người sẽ hoang mang, xã hội âu lo
bị dối lừa... khiến người ta hình thành triết lý “thôi kệ” dửng dưng chuyện
người khác, người xa cách người, cô độc…(bùn thiệt)
Nổ…vì nguyên nhân hoá học thì
có công thức tính toán, biết cách điều chế, tránh né, qui ước, ngăn cấm …còn “nổ”
từ lối truyền tin độc tôn hay ứng xử văn hoá tuỳ tiện… Hổng ai dám nói(?) Nói sợ
mất lòng bạn bè, xích mích làng xóm, gây chuyện khó dễ, thị phi…(quá khó) Điều đáng
ngạc nhiên là truyền thống khôn ngoan “học ăn, học nói”là vốn liếng, tài sản thông
minh của dân ta gom mãi từ xưa nay…bỗng khan hiếm, mất mát, dại dột (xin lỗi)
Phải chăng? “Nổ”văn
hoá là do thiếu ngữ vựng, hiện tượng
tự kỷ ám thị hay tham lam, lừa đảo…từ nguyên nhân bên trong của bệnh sợ hãi hay mất niềm
tin công bằng…có mục đích che dấu những khiếm khuyết, khuất lấp…
Bệnh “nổ”thì ở đâu cũng có, không
hiếm, nhưng thường vô hại…cho đến khi gặp phải hoàn cảnh loạn lạc, môi trường bất tài …khiến lòng tự trọng “xuống cấp”, giá
trị cao thượng không còn được coi trọng bằng thói khôn lanh lươn lẹo dễ “tuỳ cơ
ứng biến”, dễ thông cảm và cũng dễ…thành dịch bệnh lan truyền. Nó chỉ được khống
chế, điều chỉnh: Khi mà văn hoá nhân bản
được quyền khai sinh đầy đủ ra một hệ thống
nhân văn pháp quyền …
Nhưng
ta vẫn có quyền được hy vọng (hãy chờ)…khi phong trào “tự sướng”vô duyên qua
đi, thời gian “nổ” quá độ…sẽ bội thực niềm tin lạ lẫm. Thói “nổ” sẽ tự biết xót
xa thân phận, để thừa can đảm thảnh thơi bước qua mặc cảm, phát triển tới nền văn
minh tài năng khiêm nhường …Hãy mơ rằng: Khi ấy! người tin yêu người, nhân cách
văn hoá giao lưu thân thiện bừng thức tỉnh: Ồi…!Một ngày mới…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét