Kiếp
đời…
(Lý sự lãng tử…)
Hic…!Có lẽ, người ta hay nói “kiếp” là muốn nói đến cái nghiệp nợ thân phận phải trả (?)…
Chắc không ai xa lạ gì? Vì trong ca dao, tục ngữ hay các tác phẩm văn học cũng đã từng thể hiện minh chứng về những mệnh đề số kiếp đó:
- Kiếp nghèo: Được mô tả trong các tác phẩm: Đời thừa, Sống mòn(Nam Cao), Vợ nhặt (Kim Lân), Tắt đèn (Ngô Tất Tố)…
- Kiếp hồng nhan: Kiều, Độc tiểu thanh ký (Nguyễn Du)…
- Kiếp cầm ca: Thì từ trong lịch sử, các triều đại xưa kể cả Á- Âu…đều cho là nghề mạt hạng, bị phân biệt đối xử. Về tâm sự…thì là nghiệp đam mê “kiếp tằm phải nhả…”.
- Kiếp làm quan: Là con đường “Hoạn lộ”trong quy luật vận số chao đảo chính trường, “Quan nhất thời, dân vạn đại”…
Những điều “định mệnh” trên cho đến bây giờ. Không biết thời hiện đại đã thay đổi vận mệnh chưa?
+ Kiếp nghèo thì khỏi cần bàn cãi: Thiếu trước hụt sau, bị đồng tiền hiếp đáp, xui rủi học hành, tình duyên gia đạo thường trắc trở…chỉ hên là khỏi lo có gì để mất, đỡ mất thời gian đếm tiền, tốn công che dấu của cải…không rãnh hơi tiếp khách hoặc không có khách để tiếp…(hi hi)
Kiếp nghèo đâu chỉ dành cho những người lao động, chân lấm, tay bùn…(Vợ nhặt, Tắt đèn) mà cả những người trí thức (Đời thừa, Sống mòn)…Nếu vậy, đôi khi kiếp nghèo không chừa một ai…bị “lên voi xuống chó”, “ai giàu ba họ ai khó ba đời?”. Nhưng, nghèo vật chất còn hy vọng thời thế, hên sui…sợ “Nghèo”sức khoẻ, trí tuệ, kiến thức mới kiệt quệ…
Riêng, 3 cái kiếp còn lại thì phần nhiều ai cũng thích…
+ Kiếp hồng nhan “thời đại”cũng đều là phận má hồng! Ai không muốn đẹp? Đẹp thì mới có cơ hội thi hoa hậu, chụp ảnh nude, mạnh dạn tiếp cận đại gia, vương giả…xin làm “Hồng nhan tri kỷ”. Nên bây giờ “kiếp”này hình như cũng…có cánh:“Làm con gái thật là tuyệt”…(he he)
Ủa…hay là “hồng nhan” đã ưu tiên đổi mới, thay kiếp rồi?
Hic…Sinh ra con gái thích thiệt! Nhưng lo thí mồ…Sợ đủ thứ: Sợ xấu ế chồng, sợ đẹp bị dzụ, sợ nghèo nhắm mắt làm dâu thiên hạ xa lắc, sợ một lần ham dzui chín tháng nặng bụng…Đó là chưa nói những “phụ tùng” bất tiện, trong cuộc sống đeo mang đủ thứ vụn vặt. Đã thế! Còn phải chịu khó, tốn kém công sức trau dồi “Công, Dung, Ngôn, Hạnh” làm đẹp cho con trai nó thèm…(Ực)
+ Nghề cầm ca ngày nay không còn là “nghề mua vui” nữa, hiện đã được nâng cao ở tầm nghệ sĩ…Đôi khi, cũng còn được phong tước hiệu vinh danh tài năng cống hiến. Nhất là trong hiện trạng cơ chế văn hoá có những độc quyền kinh doanh. Nên nếu được thừa nhận “nổi tiếng”, ưu tiên, nhiều “fan”…thì chỉ một sớm một chiều trở thành giàu có…nhí nhảnh đi làm từ thiện, tiếng tăm hơn cả tên tuổi các nhà khoa học, danh nhân…mấy ông làm chính trị.
Nhưng cũng chính vì đó mà “trời đánh ghen” bằng cách khác. Phải vác lều chõng đi thi từ tiếng hát karaoke trong nhà, sang nhà hàng xóm cho đến…“got talent”, chịu nhiều dư luận, “bút, ảnh” chặt chém…Vì vậy, chắc hẵn con đường bon chen rất chật chội, “máu lửa”hậu trường, rủi nhiều hơn may…Đó là chưa nói tính cách “Sao”xẹt mơ hồ, bệnh mộng ảo phiêu linh nghề ca kỷ, khiến cho cái nghiệp “đỉnh” hạnh phúc thường có giới hạn…Và khi vui quá cao thì nỗi buồn sâu thẳm khó vượt qua, trèo lên…
+ Các quan thời này khác thời xưa là không cân đai, áo mũ cánh chuồn chuồn, không nhờ dân võng lộng, khiêng kiệu nữa…
Nhưng, “kiếp làm quan”vẫn…bực bội và khổ như xưa! Vì trừ những lời nịnh bợ gần giống nhau, “I chang”…được khen thì ít, chê thì nhiều. Làm quan nhỏ thì thấy hèn mọn, bị sai vặt. Làm quan lớn thì phải vắt chân…lên trán, trằn trọc "tư duy" giữ ghế ngồi, bởi ai cũng muốn thấy nó bỏ trống…mà giành dựt.
Cái quy luật đấu tranh sinh tồn ở đây không chỉ mánh khoé, sức mạnh võ đài… mà phần lớn cần mưu sĩ như “tam quốc diễn nghĩa”, cần trí trá, không nhân nhượng, nên muốn làm quan đâu có dễ? Với môi trường, qui luật như thế…mấy cái bằng cấp chuyên môn ư? Chưa đủ làm giấy thông hành lót đường đến cổng “ngọ môn”mà thi thố quyền lực…
Thời…thể chế các ngành, nghề chuyên môn phần lớn do quan phụ trách. Thật là mệt! khi người ta không gọi “thầy”, mà gọi là “Quan” hiệu trưởng mới đau lòng…và dễ bị cách chức. Đó là chưa nói có loại “kiếp”làm quan được quyền ra lệnh, mà lại không được khoe chữ ký đẹp…(đau khổ quá)
Thời nào cũng vậy! Suy cho cùng cũng chỉ là nghề nghiệp kiếm sống! Đơn giản là có quyền chức thì quyền lợi cũng kèm theo…ít nhất là hơn được người dân đen.
Nhưng, cũng là chuyện đời muôn thuở, chuyện lòng người đổi trắng thay đen! Cái máu làm chính trị (lý tưởng) thì rất ít, hiếm…mà thói tính, mưu đồ, kẻ trục lợi làm quan lại rất nhiều. Nên khổ cũng đúng! chỉ sướng là ít nhất cũng có vài người khép nép dạ thưa…
Hơ hơ…cái “kiếp đời” thật là dzui hé? phiêu diêu...
(Lý sự lãng tử…)
Hic…!Có lẽ, người ta hay nói “kiếp” là muốn nói đến cái nghiệp nợ thân phận phải trả (?)…
Chắc không ai xa lạ gì? Vì trong ca dao, tục ngữ hay các tác phẩm văn học cũng đã từng thể hiện minh chứng về những mệnh đề số kiếp đó:
- Kiếp nghèo: Được mô tả trong các tác phẩm: Đời thừa, Sống mòn(Nam Cao), Vợ nhặt (Kim Lân), Tắt đèn (Ngô Tất Tố)…
- Kiếp hồng nhan: Kiều, Độc tiểu thanh ký (Nguyễn Du)…
- Kiếp cầm ca: Thì từ trong lịch sử, các triều đại xưa kể cả Á- Âu…đều cho là nghề mạt hạng, bị phân biệt đối xử. Về tâm sự…thì là nghiệp đam mê “kiếp tằm phải nhả…”.
- Kiếp làm quan: Là con đường “Hoạn lộ”trong quy luật vận số chao đảo chính trường, “Quan nhất thời, dân vạn đại”…
Những điều “định mệnh” trên cho đến bây giờ. Không biết thời hiện đại đã thay đổi vận mệnh chưa?
+ Kiếp nghèo thì khỏi cần bàn cãi: Thiếu trước hụt sau, bị đồng tiền hiếp đáp, xui rủi học hành, tình duyên gia đạo thường trắc trở…chỉ hên là khỏi lo có gì để mất, đỡ mất thời gian đếm tiền, tốn công che dấu của cải…không rãnh hơi tiếp khách hoặc không có khách để tiếp…(hi hi)
Kiếp nghèo đâu chỉ dành cho những người lao động, chân lấm, tay bùn…(Vợ nhặt, Tắt đèn) mà cả những người trí thức (Đời thừa, Sống mòn)…Nếu vậy, đôi khi kiếp nghèo không chừa một ai…bị “lên voi xuống chó”, “ai giàu ba họ ai khó ba đời?”. Nhưng, nghèo vật chất còn hy vọng thời thế, hên sui…sợ “Nghèo”sức khoẻ, trí tuệ, kiến thức mới kiệt quệ…
Riêng, 3 cái kiếp còn lại thì phần nhiều ai cũng thích…
+ Kiếp hồng nhan “thời đại”cũng đều là phận má hồng! Ai không muốn đẹp? Đẹp thì mới có cơ hội thi hoa hậu, chụp ảnh nude, mạnh dạn tiếp cận đại gia, vương giả…xin làm “Hồng nhan tri kỷ”. Nên bây giờ “kiếp”này hình như cũng…có cánh:“Làm con gái thật là tuyệt”…(he he)
Ủa…hay là “hồng nhan” đã ưu tiên đổi mới, thay kiếp rồi?
Hic…Sinh ra con gái thích thiệt! Nhưng lo thí mồ…Sợ đủ thứ: Sợ xấu ế chồng, sợ đẹp bị dzụ, sợ nghèo nhắm mắt làm dâu thiên hạ xa lắc, sợ một lần ham dzui chín tháng nặng bụng…Đó là chưa nói những “phụ tùng” bất tiện, trong cuộc sống đeo mang đủ thứ vụn vặt. Đã thế! Còn phải chịu khó, tốn kém công sức trau dồi “Công, Dung, Ngôn, Hạnh” làm đẹp cho con trai nó thèm…(Ực)
+ Nghề cầm ca ngày nay không còn là “nghề mua vui” nữa, hiện đã được nâng cao ở tầm nghệ sĩ…Đôi khi, cũng còn được phong tước hiệu vinh danh tài năng cống hiến. Nhất là trong hiện trạng cơ chế văn hoá có những độc quyền kinh doanh. Nên nếu được thừa nhận “nổi tiếng”, ưu tiên, nhiều “fan”…thì chỉ một sớm một chiều trở thành giàu có…nhí nhảnh đi làm từ thiện, tiếng tăm hơn cả tên tuổi các nhà khoa học, danh nhân…mấy ông làm chính trị.
Nhưng cũng chính vì đó mà “trời đánh ghen” bằng cách khác. Phải vác lều chõng đi thi từ tiếng hát karaoke trong nhà, sang nhà hàng xóm cho đến…“got talent”, chịu nhiều dư luận, “bút, ảnh” chặt chém…Vì vậy, chắc hẵn con đường bon chen rất chật chội, “máu lửa”hậu trường, rủi nhiều hơn may…Đó là chưa nói tính cách “Sao”xẹt mơ hồ, bệnh mộng ảo phiêu linh nghề ca kỷ, khiến cho cái nghiệp “đỉnh” hạnh phúc thường có giới hạn…Và khi vui quá cao thì nỗi buồn sâu thẳm khó vượt qua, trèo lên…
+ Các quan thời này khác thời xưa là không cân đai, áo mũ cánh chuồn chuồn, không nhờ dân võng lộng, khiêng kiệu nữa…
Nhưng, “kiếp làm quan”vẫn…bực bội và khổ như xưa! Vì trừ những lời nịnh bợ gần giống nhau, “I chang”…được khen thì ít, chê thì nhiều. Làm quan nhỏ thì thấy hèn mọn, bị sai vặt. Làm quan lớn thì phải vắt chân…lên trán, trằn trọc "tư duy" giữ ghế ngồi, bởi ai cũng muốn thấy nó bỏ trống…mà giành dựt.
Cái quy luật đấu tranh sinh tồn ở đây không chỉ mánh khoé, sức mạnh võ đài… mà phần lớn cần mưu sĩ như “tam quốc diễn nghĩa”, cần trí trá, không nhân nhượng, nên muốn làm quan đâu có dễ? Với môi trường, qui luật như thế…mấy cái bằng cấp chuyên môn ư? Chưa đủ làm giấy thông hành lót đường đến cổng “ngọ môn”mà thi thố quyền lực…
Thời…thể chế các ngành, nghề chuyên môn phần lớn do quan phụ trách. Thật là mệt! khi người ta không gọi “thầy”, mà gọi là “Quan” hiệu trưởng mới đau lòng…và dễ bị cách chức. Đó là chưa nói có loại “kiếp”làm quan được quyền ra lệnh, mà lại không được khoe chữ ký đẹp…(đau khổ quá)
Thời nào cũng vậy! Suy cho cùng cũng chỉ là nghề nghiệp kiếm sống! Đơn giản là có quyền chức thì quyền lợi cũng kèm theo…ít nhất là hơn được người dân đen.
Nhưng, cũng là chuyện đời muôn thuở, chuyện lòng người đổi trắng thay đen! Cái máu làm chính trị (lý tưởng) thì rất ít, hiếm…mà thói tính, mưu đồ, kẻ trục lợi làm quan lại rất nhiều. Nên khổ cũng đúng! chỉ sướng là ít nhất cũng có vài người khép nép dạ thưa…
Hơ hơ…cái “kiếp đời” thật là dzui hé? phiêu diêu...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét