Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Nhầm...

Nhầm…
   (Nhất quỷ nhì ma thứ ba…)
   Ở đời, ai không nhầm?…bị nhầm là chuyện bình thường: “Ông chồng tưởng vợ mình xấu, trong khi ông hàng xóm lại thấy đẹp”…
   Thấy chưa?...ai cũng mụ mị. Vì vậy, mới có thêm câu: “Không có phụ nữ xấu , chỉ có phụ nữ không biết mình…qúa xấu”.(ngàn lời xin lỗi).
   Hơ hơ, đó là chuyện tâm sinh lý nhân thế…nên muốn hạnh phúc thì cũng phải biết cách giả vờ nhầm lẫn suốt đời! Chẳng hạn, khi nhìn chân dung “em iêu”(ớn)mà ngỡ: “là nàng tiên kiều diễm, hay cô láng giềng xinh đẹp nào đó…”(thiện tai…).
    Nhưng…sự nhầm lẫn, hiểu lầm hay ngộ nhận làm hoang mang tâm tình con người và nhiễu nhương học vấn xã hội là chuyện khác…(vô tình hoặc cố ý)
   Ví dụ thử vài câu chuyện sau đây: nhầm ngộ nghĩnh hay lầm “ý nhị”mới kỳ cục:
    Hình như, cái gì được nổi tiếng bằng thông tin đồn đoán về “tâm linh”…là dễ bị bệnh liệu pháp tâm lý dây chuyền…
   Trong một phòng khám…Bác sĩ thăm dò:
       - Bị bệnh ra sao?
   Bệnh nhân:  
      - Thưa bác sĩ…hình như bệnh “ngoại cảm” ạ!
   Bác sĩ:  
      - Vậy đến đây làm gì? đến trạm dịch tiêm phòng chó dại…
      - Dạ, tên em đâu phải … Bích Hằng?   Ha ha, chuyện đó…mà cũng tưởng tượng ra được. Hèn gì xứ mình đi đâu cũng thấy "ma" và người “cõi trên”...
   Và cũng có đôi lúc, người ta tưởng mình thông thái có quyền dạy kẻ khác, nên hỏi “đánh đố”ra oai…bỗng bị đố lại:
    Phỏng vấn, test… một nữ điều dưỡng đang tìm việc:
    - Tại sao người ta nói “Lương y như từ mẫu”mà không nói “lương y như từ phụ”?
    - Dạ, vì bệnh nhân…thích nữ y tá hơn phải không ạ?     Trời! nếu tự dưng đẻ thêm vế thứ hai…không ngộ nhận sao được ?
    Cũng có khi người ta “nhầm”vị trí, để tất cả đều đúng:
   Với câu hỏi tại sao người ta ca ngợi lòng mẹ nhiều hơn…cha?
    Con gái:
   - Dạ, vì mẹ là người mang nặng đẻ đau…
   Con trai:
   - Dạ, vì ai cũng cần… bú mẹ.    Nếu đó là câu trắc nghiệm thì đáp án tuỳ…mỗi giới!
   Còn người “chơi chữ”…cũng bị kẻ thật thà thích đùa nhầm chữ:
   Trong đợt tập huấn giáo viên…Giảng viên trình bày:
   - "Đối với người giáo viên, cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư phạm về quy luật xã hội, có khả năng dùng lời nói để tác động đến tâm hồn học sinh” (Xukhomlinxki)…Chúng ta phải là một “kỹ sư” tâm hồn…
   - Dạ…cho hỏi: Chế tạo và sửa chữa tâm hồn bằng “đồ nghề” gì ạ…?
    Hoặc với câu:"Chúng ta không thể dạy bảo cho ai bất cứ điều gì, chúng ta chỉ có thể giúp họ phát hiện ra những gì còn tiềm ẩn trong họ ." (Galileo)…thì cũng có đôi lúc người ta vô tình hiện thực…bất ngờ hoá danh ngôn:
   Thầy gọi trò lên hỏi:
   - Em hãy giải thích, cụ thể hoá về câu: “Học nữa học mãi”…
   - Dạ, vì phải học “cải cách giáo dục thường xuyên” năm này sang năm khác ạ!
   - Hừ…thử cho ví dụ điều gì ngược lại…
   - Dạ, học 1 “bít” 10…lận    Hic, đúng là thiên tai (tài)…
   Có những khi ca dao tục ngữ đứng khác vị trí, đem ra đối(cải) nhau:
  •    - Không thầy đố mày làm nên…
  •    - Học thầy không tày học bạn…
  •    - Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng…
  •    - Vàng thiệt không sợ lửa…
   Nhưng các câu chuyện trên…mang tính hài hước: nhầm lẫn cũng có, mà giả lầm cũng có.
   Dưới đây là một trong chuyện đề thi Văn đại học(2009) …Vì tác giả vốn  khuyết danh bị “lỡ lầm”gán cho một vị…tổng thống:
   Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A. Lin-côn viết: Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. (Theo Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr.135).”
    Nếu vậy…phải nên viết thêm kịch bản dưới đây cho thành “truyện ngụ ngôn”:
   Thầy hiệu trưởng liền hồi đáp: Xin tổng thống đừng “nhờ vả”chuyện riêng…vinh dự giáo dục nhờ cả vào sự chấp nhận thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội.”
   Thấy vậy, học sinh trung thực giảng hoà : “Xin Thầy và Tổng thống đừng “cải” lộn và phán “cách” dạy phải chấp nhận… mà làm thế nào biết sự thật và hiểu để chấp nhận học hành ạ….”
   Đó là chưa nói, khi người ta ngộ nhận “mở rộng”cả…đáp án, nên sự trung thực ở đây chạy lang thang ra khỏi giới hạn ý tứ “danh ngôn”, ngoài phạm vi “thi cử” …
   Tất cả mấy truyện nhầm trên đó chưa có gì là tai hại…Sợ nhất, là người ta cố tình làm cho người khác không phân biệt được ông chủđầy tớ…đâu là dân nghèo ai là thượng đế…? Và học mà chơi, chơi mà học…(chậc).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét