Văn hoá… “phao”thi.
( Tâm
sự…)
“Cái gì trở thành hiện thực thói quen thì
cái đó trở thành văn hoá…Và cái nghĩa văn hoá không phải bao giờ cũng là…thuần
phong mỹ tục?!”
Khái
niệm cái từ “Phao”là được đặt tên cho một vật dụng khi ném xuống nước…nó không
bị chìm!
Phao chủ yếu là phương tiện, được dùng với nhiều mục đích khác nhau
trong nghề hàng hải, nghề đánh bắt cá, làm phao tắm và phao cứu sinh dành cứu
người khỏi chết đuối. Và nay…có loại dùng trên cạn! Được gọi là :
“Phao”thi…(Hic)
Định nghĩa và
công dụng của nó:“Phao” thi? Chẳng có gì là khó hiểu…
-
Nó được làm từ nguyên liệu “Coppy" sách giáo khoa…với cách sắp xếp bé nhỏ
hơn.
-
Nó được sản xuất từ những người có “chuyên môn” nhất định!
-
Nó được truyền đi qua nhiều cách thức đến tay thí sinh
-
Và nó chỉ được thực hiện rộng rãi…nếu giám thị cho phép.
Chẳng
biết từ khi nào cái “phao”thi phi giáo dục…đã dùng thành hàng hoá liên tục, hằng
năm…trên mặt bằng thị trường xã hội cho học sinh “thí sinh” dùng vượt “vũ môn”qua
các kỳ thi cử, bơi qua bể học thức…bỏ lại đằng sau lưng sự trung thực. Khổ
thay, nhiều sĩ tử “biết bơi”cũng đành bám lấy “phao” thi như một phong trào tự
nhiên…
Nhưng,
đây chưa phải là điều tất các thí sinh muốn mà có được (đâu có quyền)…mà phải
“nhờ” vào sự bằng lòng, hổ trợ từ gia đình, xã hội và nhất là những người có
trách nhiệm trong ngành giáo dục tao điều kiện…Điều này! Dù biện hộ, nguỵ biện
cách nào người ta cũng không thể chứng minh điều ngược lại? Chẳng qua là diễn
biến lộ liễu hay kín đáo!
Vì
không ai có thể đổ thừa vào một “đứa trẻ”(thí sinh) đang bị lệ thuộc vào quy chế…
đang phụ thuộc gia đình, bị quan điểm duy ý chí xã hội và cả cơ chế “thành tích”
tạo nên sự giả hiệu, nguỵ tạo…
Nguyên nhân sâu xa ư?
- Phải chăng? bắt nguồn từ định kiến tư tưởng Nho
giáo “hiếu học”, thi cử nặng nề…
- Hay
ngành giáo dục thiếu tư duy? Kém giáo trình dạy và hoc…xã hội vô tâm nương tựa
vào bằng cấp phi lý...
Và cũng
có thể suy nghĩ nông cạn:
-
Người ta quan niệm sai về học thức và ngành nghề…
- Người
ta lẫn lộn giữa thông minh và tài năng, nhu cầu đủ và đúng với nghiệp lực hiện thực…
- Hay
là người ta có quan điểm tiến trình học thuyết “tự đào thải” để hời hợt nghĩ
rằng: Ai mạnh hơn, khôn ngoan hơn, may mắn hơn thì tiến xa hơn?
Nếu
chúng ta cũng nghĩ kiểu như thế…thì hãy nên tin rằng: Lũ trẻ cũng chỉ là những
kẻ đi tìm may rủi, thắng thua trong cuộc đời…hơn là đi tìm nguyên lý hạnh phúc ở
tương lai. Và đương nhiên, chốn xã hội đó! Con người bất chấp mọi phương tiện
để đạt đến mục đích cá nhân hơn là
suy xét về lương tâm cộng đồng.
Nếu
con người không chịu khó tập bơi…nhưng lại thích bơi lội bên cạnh những chiếc
“phao”làm cứu cánh với bộ não rách nát và đôi chân chập chững mù mờ. Thì cả đời
họ cũng chỉ quanh quẩn cứu sống lấy chính họ…?
Người
ta vẫn đang “phù du” thích dùng những ngôn từ cao siêu trong lớp học, mà thực
ra chỉ dành cho những nhà hiền triết với những ngôn từ đầy ẩn dụ…nên trở thành
tối nghĩa, phi thực tế giáo dục: “Học nữa học mãi”, “luyện đức luyện tài”…mà
quên đi, hoặc nhấn chìm những điều học cơ bản trung
thực và lương tâm rất cần thiết
cho nâng tầm xã hội bay nhanh hơn và xa hơn…
Ôi! Sợ
rằng: Khi con người thiếu lương tâm thì mọi giá trị sự thật đều có thể đảo
ngược, văn hoá cư xử giữa con người với nhau trở nên hèn hạ, thô thiển…(Buồn!)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét