Niềm
vui và nỗi buồn…
( Suy tưởng vu vơ…)
Cuộc đời, có bao nhiêu niềm vui và nổi buồn…?
Dã sử…chỉ có 3 điều kiện số tự
nhiên để có công thức tính toán theo kiểu…toán học: Đơn vị này nhiều hay ít hoặc bằng nhau…Lẽ dĩ nhiên, người ta phải loại trừ (khác) với mệnh đề: Không
buồn, không vui (rỗng)… Đó là chưa nói đến vui-buồn giả định hay tự tạo…
Nhưng mà…đơn vị tính buồn-vui
khác nhau, làm sao có đẳng thức để lập
được phương trình hợp lẽ so sánh tìm ẩn
số? những nhà toán học không qui ước đựơc,
thì có nghĩa là những người thông minh đành chịu (?), những người khôn ngoan khó
toan tính-mưu mẹo, những kẻ vô tư thì lơ đễnh - nhầm lẫn…
Nên thử…xây dựng vài giả thuyết
vậy:
- Niềm vui nhiều hơn?…Ai đó, sẽ
suy luận cuộc đời luôn là định mệnh tạo
ra giá trị đương nhiên.
- Nếu nỗi buồn nhiều hơn? Chắc
họ sẽ cho rằng đó là số phận phải đeo
mang…
- còn nếu chúng bằng nhau thì
có nhiều người nghĩ: Hẵng đó là qui luật
của sự công bằng…
Đời…vì những buồn-vui cá nhân,
xã hội mà người ta đã hình thành nên những quan niệm sống…Và từ đây có kẻ tự hào,
có người cảm ơn…hoặc ai kia trách mình, trách người, trách xã hội. Và đâu đó! có
những triết lý sống cá nhân, cộng đồng cũng hình thành, thoát thai cho cái lý sự,
rêu rao…tư tưởng sinh tồn.
Phải chăng?…hoàn cảnh, môi trường
thường tạo ra áp lực tâm lý để có những quan niệm chủ thuyết: Cá nhân hay xã hội, hư không hay hiện sinh…
Ai cũng biết! Đời người có
nhiều giai đoạn sống! và có các nhu cầu khác nhau…Tuổi thơ thì vui-buồn có từ sự
đùm bọc, thương yêu chăm sóc gia đình…Khi trưởng thành, thì thường niềm vui hay
nỗi buồn phụ thuộc vào tâm tư, mộng ước về tình yêu, tương lai hôn nhân…Và hơn
2/3 cuộc đời còn lại là vận mệnh của sự nghiệp xoay vần theo xã hội cùng gia đình
vợ chồng, con cái để đếm được bao nhiêu niềm vui, bấy nhiêu nổi buồn (?)…
Ngoài ra, kinh tế, vật chất
chi phối tham vọng, bình yên của bạn. Luật pháp xã hội ảnh hưởng đến đạo đức,
niềm tin của bạn…Vì vậy, niềm vui hay nổi buồn của cuộc đời này đương nhiên vĩnh
hằng, tồn tại...
Nhưng… có người lấy niềm vui,
nỗi buồn lớn đem theo đến tận bến bờ
tuyệt vọng…có người lấy niềm vui nổi buồn nhỏ
xây dựng tư cách, thắp sáng tâm hồn mình. Bởi vì, nỗi buồn hay niềm vui cũng đều
phụ thuộc vào giá trị tự tính so đo lớn-bé…thành đạt, bất hạnh thường do con người
chủ quan hoạch định.
Nếu thử nghĩ rằng: Sinh diệt là
lẽ tự nhiên chu kỳ sinh học hay sự cố vô
thường của con người, thì niềm vui hay nổi buồn? chỉ là nhu cầu, tâm sinh lý
đời người phải trãi qua mà thôi…thì cuộc sống sẽ có nghĩa vốn có của tạo hoá
ban tặng.
Nếu niềm vui đến ghé thăm bằng
những điều tâm tư đơn giản, thong dong thì nổi buồn có đến…đôi khi chỉ là vu vơ,
không tên tuổi. Còn niềm vui ồn ào vào vật chất quá se xua cầu kỳ… chắc hẵng khi
nổi buồn đem lại sẽ dễ trở thành bi hận.
Định mệnh, Số phận, Qui luật…nếu tính toán theo kiểu toán học đúng
sai, hơn thiệt ta sẽ cảm thấy đời sống eo hẹp, nặng nề, chất chồng đời lo toan…còn như ta lấy tâm tính nhân
sinh, thơ ca văn chương làm cứu cánh thì cảm giác cuộc đời có ưu sầu thì chỉ là
sự mở rộng, thênh thang, đếm bước đời
nhẹ tênh…
Nổi buồn hay niềm vui nếu không
phải là tiếng kinh kệ trầm mặc, sâu xa, hụt hẫng…thì chỉ có thể là những nốt nhạc
đời ân cần lặng lẽ, xôn xao…pha lẫn hợp âm hoà điệu gia vị để nhận thấy đâu đó cũng có nhiều hy vọng cho hạnh phúc cõi
người…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét