Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

Tâm linh hay mê tín...?


   Tâm linh hay mê tín...
  
    Đây là chuyện gia đình tui... đọc chơi, để bụng:
   Trời ơi!...Chuyện “Tâm linh”và “mê tín” là chuyện bình thường dân gian. Nhưng hổng hỉu vì sao trong thời gian gần đây... thấy không chỉ có “em iu” của Tui mà cả số đông thiên hạ...người ta hay rầm rộ thể hiện “niềm tin” ào ào cúng điếu cầu xin...giống như một phong trào “tư duy” sinh hoạt lễ nghĩa thánh thần mới...
  Tui si nghĩ...Chẳng lẽ, cái gì thuộc về tâm thức vượt quá giới hạn giá trị cân bằng hiện thực... cũng sẽ thường trở thành tâm bệnh hoặc chỉ là điều trấn an, lợi dụng, ru ngủ.... ư?
  Tâm linh là chiện...xưa rùi! không có gì mới mẽ. Nhưng suy từ chuyện “lãng mạn”vốn có của người đời thì: Tâm linh chỉ là ngôn từ khái niệm về lòng tin nơi tâm nguyện, là tâm lý sinh học...và cũng là duy tâm của vật chất. Chứ không hẳn nói đến thế giới...thứ 2 của con người phiêu diêu chuyển dạng: Thần, thánh, ma, quỷ, yêu, tinh...(giai cấp quá he).
   Thấy nàng siêng năng nhan đèn, chùa chiền...tui cũng mừng, rồi lại lo. Mừng vì tu tâm nhân quả và quan tâm đến bình an hạnh phúc gia đình. Lo là vì thời buổi này người ta hào hứng nói đến tâm linh nhiều hơn là đức tin...từ đó dễ trở thành mê tín di đoan quỉ thần xấu xí hơn là...mê muội “anh iu” xinh đẹp...( ặc)
   Một hôm, thấy quá đà...Tui đành phải xí xọn...ca một bài “diễn biến hoà bình”, pha trộn luôn một hơi vọng cổ, bài chòi lẫn ca trù...
   - Sự thật,“anh yêu”(tui) đây...có đọc trong những giáo lý chính thống của các tôn giáo lớn: đạo Phật, thiên Chúa, Hồi giáo...cũng chưa bao giờ nói đến “hồn ma” phất phơ ở trần gian, chứ nói chi đến quyền lực, phù hộ...Và tôn giáo nào cũng khẳng định chung một quy luật “nhân nào quả ấy” để khuyên răn...Với đạo thiên chúa thì tuỳ theo thiện ác “linh hồn” lên thiên đàng hay xuống địa ngục, đạo Phật thì “nhân trung ấm” đầu thai luân hồi theo hạnh nghiệp (sau 49 ngày chết).. Còn những phép thuật, hiện tượng bí ẩn...cũng có thể chỉ là: “lịch sử có truyền thuyết, thì  cuộc sống cũng phải có thần thoại”.thôi... đó là chưa nói đến những hiện tượng kỳ diệu, khác lạ khác, hằng có trong đời sống bình thường...
   Tui cười...lươn lẹo nói tiếp:
  - Chẳng hạn...có cần cầu nguyện đâu? Mà vẫn có “anh iu” bên đời...
   “Bả”...liếc xéo:
   - Cầu cúng cho con cái và ”anh iu” được bình yên chứ bộ...có cầu-có thiêng!
   - Sóng gió, giận hờn...mới lãng mạn.
   “nàng” nguýt cho...đêm dài thêm:
   - Anh thì chả biết gì...chỉ biết khoa học với pha học...
   Tui...thú nhận vẻ hiền khô:
   - Ừa...không biết gì chả, nem...
   Người ta có thể tin vào một điều nào đó dù phi lý đến đâu cũng được...miễn là không hại mình, hại người...và không nên để cho thần-thánh-ma-quỷ (người chết) xa hoa thừa thải hơn người sống, thì mới đúng là...tâm tốt, có giáo dục (he he)...
   “Em iu” lập luận, chứng minh:
    - Nhà nước còn không dám cấm “tự do tín ngưỡng” mà...
   Tín ngưỡng nó thuộc về đức tin ngưỡng mộ...tôn giáo cũng có giáo-lý-luận hẳn hoi...nó khác với quan niệm dựa thế “giáo dục”, tư tưởng suy diễn, hoặc khả năng “dị nhân” có mục đích gì đó... sinh ra thần phù, thánh vật...hay đồng bóng, tập tục cầu may, bán đắt...
   Tui viện dẫn nhẹ nhàng:
   - Hồi thời tiểu học...sách giáo khoa dạy anh: Lên đồng, bói toán, đốt vàng mã... đều là mê tín, thường có hại không lợi gì cho xã hội...các tôn giáo cũng đều xác nhận như vậy.
   Cách đây 4 năm rồi...nàng đem về một...mớ đĩa “Thuyết pháp” và nhà “ngoại cảm” gì đó...nói chuyện với...ma tìm hài cốt. Tui ngạc nhiên hỏi mua ở đâu? Thì nghe nói là “biếu không”? Chăm chú xem đi, nghe lại...thì tâm tư, đầu óc trở thành con “nai vàng ngơ ngác”...vì hay cũng có, mà “phiêu du”siêu thực cũng lắm....
    Chưa hết! đứa con gái đang học đại học cũng phone hỏi:
   - Ba..., nhà trường ra đề tài nhận xét, cảm nhận gì về “nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng”. Viết... sao ba?
   Tui hoang mang thực sự “Amen, lạy Chúa thương xót chúng con”...
   - Mô Phật...thiệt dzậy na...?
   - Dzà...thiệt mà!
   - Ai chấm điểm đề bài đó?
   - Thầy cô...chứ ai? ba...
   - Maaá...ơi!
   - Ủa...có bà nội đó hở ba?
   - Ồ...không! Ba tưởng Phan Thị Bích Hằng chấm điểm...
   Bởi tui nghĩ...thầy cô có phải nhà “ngoại cảm” đâu? mà biết đúng sai, hổng lẽ chấm văn chương Harypoter...?
   - Ba... “ngoại cảm” là gì hả ba ?
   - Hổng biết nó có giống... “ngoại tình” không? Cái này ba hiểu... à!
   - Trời....con cần ý kiến ba thật mà!
   Trời ui...xót xa cho “mớ”kiến thức của tui quá! “Năng lực ngoại cảm”là một hiện tương đăc biêt của con người...có đấy! nhưng vẫn rất hiếm hoi và giới hạn một vài sự kiện, môi trường trùng hợp. Từ trước đến giờ tui cũng đọc nhiều sách tôn giáo, khoa học nghiên cứu hiện tượng “sau cái chết” và vài chuyện khả năng “ngoại cảm”về lĩnh vực hình sự...chứ chuyện này là chuyện “phát hiện” mới toanh ở xứ mình đầu tiên, ai biết đâu mà...mơ? Đã vậy “bỗng dưng muốn khóc”khi có đến 20-30 nhà “ngoại cảm”khác thường xuất hiện cùng lúc...
   Tui lo lắng:
   - Bài này có ảnh hưởng điểm tốt nghiệp không? chắc người ta chỉ hỏi thăm dò ý kiến thui ha?  
   - Dà...chắc dzậy!
   Trời đất! chuyện học đường là chuyện đào tạo hiện thực khoa học kỹ thuật, xã hội nhân văn... đem chi chuyện “ngoại cảm” xa xôi, ngang trái...vào lớp học đánh đố?. Thực tế bằng mắt chưa hiểu hết, nói chi đến thế giới vô hình. Nếu có lý giãi đơn giản dễ nghe, dễ chấp nhận nhứt là...”giác quan thứ sáu”, có lẽ thoả thuận với nhau hơn.
   Con gái nó réo:
   - Sao...? Ba...
   - Vậy thì dễ ẹt...cứ viết: Tin hay không là chuyện thiên hạ, sự thật ư? thì chỉ có nhà “ngoại cảm” đó biết! Còn nhận xét...là chuyện của riêng em biết...(he he). Hay là đàng hoàng hơn, chẳng viết gì... đó chẳng qua là đề tài không có điểm khởi đầu, chẳng có ý kết thúc...
   - Bộ...ba không tin hả?
   - Ba cũng muốn tin có lắm chứ! Chà....điều tra mấy vụ giết người dễ ẹt....
   Có lẽ, con bé đang suy nghĩ:
  - Được rồi...thank ba, bye ba...
  - Ừ...Aloha!
   Chưa hết chuyện...một hôm ra cổng, có người hàng xóm khoe:
   - Anh có xem đĩa bác Hồ nhập hồn về chưa...?
   Tui tưởng mình nghe nhầm không để ý, vậy mà anh ta vội về nhà lấy cho mượn liền. Vì tò mò để phát hiện sự giả dối nên cũng mở lên xem thử...Trời ơi! Xem xong...thấy mặt người nào người nấy cũng hồi hộp, xuýt xoa...vì nhập vào một phụ nữ mà tác phong hút thuốc và giọng nói cũng hơi giống hệt...người xưa.
   Riêng “em iu” Tui có vẻ thoả mãn, đắc chí hỏi:
   - Anh “ui”...thấy sao, sợ không? (tin không).
   Tui...ngộ nhận cho dzui:
   - Hoài Linh đóng hay quá he...
   Nhưng “bả” hổng cười...nổi cục tự ái:
   - Anh bảo thủ...ai cũng tin, mà anh không tin?
   - Phim ảnh mờ... Ủa, sao người ta không chiếu lên ti vi cho toàn dân xem hè?
   Nàng...im thin thít, Tui đùa dai:
   - Chà mai mốt mình chết...vẫn còn cách nhìn mặt và nói chuyện được với “em iu”. Ai dám “đi bước nữa”...he he.
   - Anh đừng nói gở...
   - Em mê tín quá...dễ dàng.
   - Tin...thì có mất mát gì đâu anh...
   Phải... đa phần người ta nghĩ vậy chỉ có thằng Tui là nghĩ xa vời...
   Mê tín khác với lòng tin...vì lòng tin người ta thường dựa vào đức tin lý giải, còn mê tín người ta dựa vào may rủi để hy vọng. Hai “chí hướng” ấy vẫn khác nhau ở tính cộng đồng hay chỉ là cá nhân cầu cạnh. Điều quan trọng: Sự mê tín sinh ra kẻ lợi dụng...và khi xã hội nào bắt đầu hành động mê tín tràn lan, thì sợ rằng con người ở đó họ tin vào thần thánh hơn tin vào con người...Người không tin người, xã hội không tin nhau, những hệ luỵ gì sẽ đến đây...?(ta)
   Đang ngụp lặn giữa dòng suy nghĩ “em iu” lại xen vào:
   - Những người giàu có, quan chức...họ còn đi xa để cầu nguyện, tốn kém. Anh hồi bé ở chùa ra ... mà không tin gì cả, là sao?
   - Mấy Thầy trong chùa nói: “Anh có số phận tu (tập) với đời”. Anh thì biết...chắc chắn có một “định mệnh” đang đợi mình...thì ra là “em iu”, tội nghiệp...
   - Anh đánh trống lãng...ai tội nghiệp?
   Thật ra, Những người tin vào pháp Phật, lời răn của Yê- su...thường rất hiện thực, không mơ hồ vào những điều cầu cạnh, quỵ luỵ xin cho...Những người có học vấn hoặc những người thích bình đẳng với lẽ phải không lẫn lộn tín ngưỡng và mê tín...chẳng qua là sự trấn an hoăc thói quen phong tục lễ nghĩa...
   Thường người ta nói về một xã hội văn minh, khoa học phổ biến, kinh tế phát triển, giáo dục phổ cập, dân trí sẽ nâng cao hơn...thì những tập tục mê tín dị đoan sẽ giảm thiểu...Nhưng thực tế không sãy ra hiện trạng mong mỏi chung quanh của chúng ta... Động lực, chiều hướng nào đã không tuân theo một quy luât tự nhiên xã hội bình thường như vậy? Lý do hẳn là có...
   - Người ta thờ gì mình thờ đó...có còn hơn không.
   Tôi phì cười:
   - Người ta thích cái gì...mình cúng cái đó...
   Giả lơ...thắc mắc:
   - Chuyện kể...nói chuyện với linh hồn của “nhà ngoại cảm”anh có tin không?
   - Đêm nay, thì anh tin...chà! sợ “ma” quá hà...
   Ha ha, hết chuyện...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét