Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

Lạc lối địa đàng...


Lạc lối địa đàng…
( …Hát vu vơ cho đời thắp nắng!)  
   Những niềm tin phiêu bạt…
   “ Không biết có tự bao giờ, loài người xuất hiện ở nơi đây? Con người bước vào đời thế gian mang theo nhiều hành trang trĩu nặng sinh tồn: Bao nhiêu mơ ước, hoài bão chất đầy những rong rêu quá khứ và vọng tưởng ở tương lai.
   Đôi khi lãng quên những khát khao hiện tại, trần trụi với thời gian, con người mơ thấy thiên đường hạnh phúc, cứu rỗi xa xôi, niết bàn cô độc dịu vợi….Nhưng đời người lại trôi nhanh, không kịp quay đầu nhìn lại, chưa đủ thưởng thức, chỉ vừa cảm nhận đã chia phôi…
   Những vui buồn bất chợt, thấp thỏm trong đau khổ hạnh phúc đang xen lẫn với âu lo cho ngày mai...Và nếu người vẫn thấy cuộc đời rực rỡ, thì lẫn khuất đâu đó thói đời lại tối tăm…
   Tâm hồn người càng lớn! thì sẽ thấy lòng người quá cạn. Người cảm thấy trần gian mênh mông, thì sẽ nhận ra cõi đời quá hẹp, quá ngắn không đủ để phiêu lưu, rong chơi về cuối chân trời vô định…
   Giả sử một hôm, Người dừng chân bên dòng sông cạn. Cúi nhìn cát sỏi bơ vơ, niềm tin vu vơ,  trơ trẽn…đâu đó, một vài tình yêu lạc lõng. Đầu nguồn cuối bãi mơ hồ những sợi tóc giăng tơ, phất phơ xiêm áo vật vờ mộng mị…
   Khi ấy!  non xưa sẽ hẫng hụt theo thời gian, chân trời bàn bạc giữa đám mây trời hoang phế! Người hãy cố đưa tay bắt lấy những ngọn gió cô liêu, gom góp lại, cố thổi nguồn sống vào đây… những tâm tư mơ hồ còn trong sáng…!!”
   Biết đâu nguồn cội…
   Có lẽ đã từ lâu, Con người muốn biết cuộc đời là gì? Niềm tin xây dựng xã hội có bao nhiêu hình dáng và làm sao hiểu được chân lý hạnh phúc cơ bản của loài người, của mình là gì và ở đâu…?
   Biết bao nhiêu học thuyết, triết lý tôn giáo, các nhà khoa học lẫn các học giả đều có những học thuyết, biện chứng…trong cả những giáo điều, kinh kệ cao siêu. Tất cả, chỉ nhằm một mục đích để cứu rỗi, chứng minh chân lý thế giới, nhân sinh quan con người, tổ chức xã hội, cuộc đời…là hữu hạn hay vô hạn bằng quan điểm hay đức tin của mình :Nhận định hay tìm thấy.
   Thực ra…mọi niềm tin trên đều có giá trị thực tế (sự tồn tại) riêng của chúng. Nhưng chỉ sợ những điều mơ ước chính đáng hay ho đó! Con người hoặc xã hội kia với tư tưởng cực đoan, xác lập nên một quan điểm sống. Từ quan điểm sinh ra tư tưởng hình thành lối sống, hành động để tạo ra định mệnh cho chính họ và cũng vô tình hay cố ý tuỳ tiện ấn định số phận người khác…Và vì quan điểm giống nhau hay khác nhau cũng vậy, đều tạo nên sự cạnh tranh hoặc chống đối lẫn nhau và trở thành ích kỷ, cư xử mơ hồ giữa sự công bằng và bình đẳng, dẫn đến trò chơi may rủi thiện ác, sáng tối cuộc đời, hoặc chỉ chất đầy thêm nỗi hoang mang định mệnh vu vơ cho xã hội…
   Khơi nguồn ý thức…
   Những ý tưởng con người, có đôi khi: Không khởi nguồn từ kiến thức uyên thâm, bằng học vị khoa học, xã hội hay cơ sở khảo cứu, trãi nghiệm…mà chỉ đơn giản từ vạn vật, sự kiện đời sống liên kết suy luận….
   Bỡi lẽ, sự sống của một đời người không dài lắm. người ta không có mặt ở mọi nơi để xác nhận điều gì: “Có thật hay không có thật?” Hơn nữa, phải chăng sự đúng đâu ở từ hiện tượng nhìn thấy bởi đôi mắt, mà bằng trí tuệ…Thế giới quan phần còn lại của sự đời, chỉ đơn giản là nhận thức từ luận để biết đôi điều: có lý hay không hợp lý mà thôi…
   Trong đời sống sự nghiệp. Người ta thành công giữa xã hội, phần lớn là nhờ học vấn nghề nghiệp. Những bằng cấp học vị chuyên môn giúp họ có khả năng được một vị trí nào đó ở xã hội, hoặc có cơ sở, điều kiện thúc đẩy tài năng phát triển thực dụng cho cuộc sống mưu sinh thuần tuý.
   Nhưng những điêù trên chỉ nói lên khả năng vừa đủ của một con người thuộc về một lĩnh vực nào mà thôi. Không ai dám chắc rằng: Những người có học vị là có đủ ý thức về văn hoá nhân cách…Và không phải các nhà chính trị tài năng đều có đạo đức, hay những người giàu có đều cần học thức…
   Mọi sự thật, trong cuộc đời của mỗi người thành đạt, không đơn giản từ bất kỳ một lớp học nào…Và sự đúng cũng chưa phải là trí thức nhân sinh, mặc dù nó là đỉnh cao trí tuệ của xã hội. Vì…không ai dám khẳng định điều gian manh của trí thức và sự nhẫn tâm của kẻ thiếu học vấn là khác nhau…
   Tất cả đều có thể trở nên bất hạnh…nếu do cố chấp từ nhận thức huyễn hoặc, tô vẽ ánh sáng danh vọng mưu sinh cuộc đời…rồi háo hức lao vào đời tham vọng đấu tranh giành giựt hạnh phúc người này, để lại nổi đau cho người khác.
   Trong đời sống tình yêu lứa đôi, con người thường mong ước có được giá trị cảm xúc thể xác đồng điệu với tâm hồn. Nhưng…tình yêu đâu phải luôn là hiện thực của may mắn chung thuỷ và tồn tại bất biến…Sự nhầm lẫn “lâu đài tình ái” giữa mộng và thực cũng khiến cho người ta dễ ngộ nhận: Ảo tưởng hay đam mê, lý tưởng với trần trụi, thơ ca và nhục cảm…
 Nhưng mà…hình như cũng có những điều tưởng chừng như đơn giản lại là thực tế dễ thành công khi đi tìm hạnh phúc bình yên trong cuộc đời người:
   - Đôi khi kiến thức sách vở lý thuyết suông…không đủ thực tế kiếm sống hay điều hoà hạnh phúc bằng: Luyện tập tài năng…vụn vặt thích ứng với mọi hoàn cảnh .
   - Người có giáo dục hiểu biết thực tế vào đời, là cần phải biết: Rèn luyện sức khoẻ, học tập nghệ thuật …để có được tinh thần minh mẫn, biết thưởng thức văn hoá, bản lĩnh chịu đựng và tự vệ giữa cuộc đời còn nhiều bất công, rủi ro …
   - Đạo đức nhân sinh trung thực là phải biết thân thiện, cảm ơn nhau…mọi thành phần, nghành nghề xã hội trên phương diện bình đẵng cộng sinh chứ không phải chỉ là giáo dục hô hào đòi hỏi về báo đáp ơn nghĩa, công ơn dưỡng dục mà lẽ ra(sự thật)thuộc về trách nhiệm đảm nhận, công lao nghề nghiệp thường tình …mà ai cũng biết!?
   - Tình yêu là sự rung động hồn nhiên…không phải là vì đèo bồng, so sánh. Tình ái lâu bền là biết thức tỉnh sự lãng mạn từ hiện thưc, chứ không phải gây ghiện si mê, mông muội, viễn vông…
   Ngôn ngữ giáo dục bao giờ cũng hợp lý…đúng vậy! Tuy nhiên, mọi giá trị hùng biện chân lý…nếu vượt qua ranh giới hoà đồng chân chính đều có mặt trái vô nghĩa của chúng.! Sự nhồi nhét khách sáo lý thuyết ràng buộc, quyền hành, áp đặt… kết quả chỉ khiến cho thực tế hành động trở nên bon chen, so đo, tính toán, liều lĩnh…và từ đó sẽ có cảm giác nô lệ tư tưởng, trả vay sự đời, làm cuộc sống trở nên lo toan, bực dọc, nghi ngờ nặng nề hơn.
   Người ta hay nói về đạo đức “xuống cấp”…Thực tế, đạo đức nhân sinh không phải định kiến từ thước đo của bất kỳ một tư tưởng nào, thời điểm nào?! Chỉ có học vấn nhân loại tiến bộ mới làm cho đạo đức con người mở rộng tha nhân đủ nghĩa hơn. Sự “tha hoá”chẳng qua là khi cái ác lộng hành hơn cái thiện
   Phải chăng…ngăn ngừa tội ác là nhờ biện pháp, cách cư xử có trách nhiệm, trình độ của luật pháp? Điều thiện thì phụ thuộc vào học vấn giáo dục tâm lý nhân sinh…còn ý thức vốn là sự nẩy mầm tự nguyện và có lẽ…nó thường bắt nguồn từ niềm tin yêu cuộc sống!?...

  
  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét